Có một Carl Jung phía sau Jordan Peterson

Jordan Peterson nói rằng tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Carl Jung. Cụ thể thì, ông chịu ảnh hưởng ra sao và Carl Jung đã tác động những gì đến Jordan Peterson - một trong những nhà tư tưởng kiệt xuất nhất đương đại?


Có một Carl Jung phía sau Jordan Peterson

Cùng với Sigmund Freud, nhà tâm lý học Thuỵ Sĩ Carl G. Jung (1875-1961) là những người tiên phong trong việc nghiên cứu vô thức của con người. Sau lần bác bỏ quan điểm của Freud về tôn giáo và dục vọng, ông đã dành cả đời để nghiên cứu những giấc mơ, các biểu tượng và khuôn mẫu để liên kết hiện đại với những hình ảnh cổ xưa và các truyền thống. Những gì tâm lý con người khao khát là niềm tin, hy vọng, tình yêu và sáng suốt. Jung cho rằng những điều này có thể đạt được thông qua việc trải nghiệm chứ không phải sự chỉ dẫn máy móc.


Carl Jung từng tuyên bố rằng: Kỷ nguyên khai sáng đã “tước bỏ bản năng và định chế con người của chúa trời”, mang lại lẽ phải và giàu có nhưng lại bỏ qua những yếu tố cốt lõi trong sự toại nguyện của con người. Gạt bỏ linh hồn và coi đó là ảo ảnh sẽ khiến bỏ lỡ đi một điều lớn lao. Jung nói: “Thay vì ở thế bị động trước quái vật, động đất, sạt lở, lũ lụt, con người hiện đại lại bị vùi dập bởi những tác động mãnh liệt từ chính tinh thần của mình”, họ bị bất ổn bởi những khao khát tinh thần chưa được thỏa mãn.


Ý kiến cho rằng Carl Jung trở thành một thiên tài đơn độc sau khi từ bỏ phong trào phân tâm học vào năm 1913 là sai sự thật. Ông vẫn là một tác giả gắn bó mật thiết, nổi tiếng toàn cầu, cho ra rất nhiều bài viết chưa bao giờ bị rơi vào quên lãng. Tác động của Carl Jung lên tiểu thuyết gia người Đức - Hermann Hesse - là vô cùng sâu sắc. Trong khoảng thời gian diễn ra các buổi hội thảo ở Harvard và những lần thuyết giảng ở Yale vào năm 1936 và 1937, ông đã thu hút rất nhiều người hâm mộ tài năng người Mỹ. Ông xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time vào năm 1955. Trong suốt thời gian đầu của giai đoạn tri thức hoá và phản văn hoá, thuyết siêu hình của Carl Jung đã rất phù hợp với cuộc nổi dậy của chủ nghĩa nhân văn chống lại chế độ kỹ trị, trần tục hóa xã hội. Carl Jung lo sợ rằng, công nghệ sẽ làm thui chột bản năng con người.


Carl Jung đã bác bỏ mạnh mẽ quan điểm của Sigmund Freud về tôn giáo và dục vọng. Đối với Freud, tôn giáo là ảo tưởng và mê tín, nhưng đối với Jung, đó là một biểu hiện phi thường của bản chất con người và linh hồn không thể diễn tả bằng lời. Carl Jung từng đưa ra một câu hỏi: “Chúng ta giải thích thế nào về sự nhiệt thành này, sự tôn thờ gần như cuồng tín mọi thứ nhơ nhuốc này?” Sigmund Freud “đã chịu đựng những nỗi đau vĩ đại nhất để đem tới một tia sáng rực rỡ nhất có thể vào nơi tâm linh đen tối, bẩn thỉu xấu xa ấy.” Jung quyết định rằng kết quả của mối bận tâm với sự công kích và dục vọng của Freud không phải là sự thanh tẩy mà là “sự ngưỡng mộ đối với tất cả những thứ rác rưởi này.” Đối với Jung, vô thức còn hơn cả một kho chứa ý chí và dục vọng bị đè nén. Ham muốn thể xác gần với với quan điểm sinh lực của Henri Bergson, một cách nhìn tươi sáng về bản chất và tính cách của con người hơn so với những gì Freud cho phép.


“Đối với thanh niên, việc quá bận tâm đến bản thân là một tội lỗi, hoặc ít nhất là một mối nguy hiểm,” Jung nhấn mạnh. Bạn phải tách khỏi cha mẹ dấu yêu, ra ngoài và làm điều gì đó, kiếm sống v.v... Vì vậy, khi xem xét kỹ các giai đoạn của cuộc đời, Carl Jung đã đi trước người học trò đương thời nổi bật nhất của mình - nhà tâm lý học Jordan Peterson. Những yếu tố khao khát - niềm tin, hy vọng, tình yêu và sự sáng suốt, cũng khiến Peterson, người có tựa sách 12 Quy luật cuộc đời nổi tiếng gây náo động, quan tâm không kém. Jordan Peterson đang cho một thế hệ mới biết đến các khái niệm của Carl Jung.


“Đối với thanh niên, việc quá bận tâm đến bản thân là một tội lỗi, hoặc ít nhất là một mối nguy hiểm”


Vô vàn đàn ông, trẻ em và phụ nữ bị tổn thương trong một nền văn hóa không bao giờ cũ cho thấy một sai lầm khủng khiếp có tính chất xã hội - về điều này thì cả Carl Jung và Jordan Peterson đều đồng ý. Những kẻ lười biếng vô duyên và những nhân viên pha chế dường như thường lớn lên từ các gia đình thiếu bóng dáng người cha hoặc trong những gia đình nhiều thế hệ kỳ quặc được giải phóng khỏi truyền thống và các chuẩn mực nhưng lại bất tài và cô đơn. Jung cho biết, những nỗ lực thần kinh để mở rộng các cuộc chinh phục của tuổi xuân và một chân trời vô tận lại tiếp tục “vượt ra khỏi giới hạn của mọi lý trí” cho đến tuổi trung niên và xa hơn nữa. Ngược lại, những người già, thay vì theo đuổi “sự khai trí của bản thân”, lại biến thành những kẻ đạo đức giả và những người mạo hiểm.


Thông qua việc phân tích giấc mơ và các nghiên cứu bí ẩn, Jung đã tìm hiểu các chủ đề và biểu tượng tạo thành “cấu trúc tâm linh giống nhau” phổ biến ở tất cả các nền văn hóa. So sánh các câu chuyện thần thoại cổ xưa, chuyện ngụ ngôn và các nhân vật thiêng liêng cung cấp cho ông một nguyên tắc hoặc đạo lý để hiểu được các nhu cầu của bản chất con người. Carl Jung nói, để đương đầu với thế giới, các cá nhân có thể thể hiện một nhân cách có ý thức rất tao nhã. Tuy nhiên, vô thức - “cái bóng” hay “mặt tối” - có thể khiến bất cứ ai cảm thấy ngu ngốc, vụng về, dễ bị tổn thương hoặc xấu xa. Chúng có kiểu hướng ngoại, nói nhiều, năng động và cũng có kiểu hướng nội, dè dặt, đơn độc và trầm ngâm. Nhà toán học, biên tập viên, người sành sỏi và người nhìn xa trông rộng có thể xuất sắc như nhau nhưng mỗi người đều có những sở thích, thế mạnh và hành vi riêng biệt. Những kiểu tính cách khác nhau này cũng có thể gặp khó khăn trong việc thấu hiểu, công nhận và hợp tác với nhau.


Carl Jung có nhiều đối thủ. Những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại bác bỏ khái niệm “Bildung” của ông về nền văn minh, bắt nguồn từ kiến thức và sự uyên bác ở châu Âu, thể hiện tham vọng của họ trong tư tưởng phức tạp, văn chương, âm nhạc, mỹ thuật và khoa học. Những người theo đạo Cơ đốc không thích thuyết nguyên hợp của ông. Người theo Jung có thể chan hoà, vĩ đại và tẻ nhạt. Trong một vụ hạ bệ Jordan Peterson, Jeet Heer của tờ New Republic đã gọi sự vô thức chung của Carl Jung là “một địa ngục tự biện thách thức sự xác minh thực nghiệm”. Heer lên tiếng thay cho những kẻ nghĩ Jung là một kẻ thần bí hoặc gã lang băm lừa bịp. Jung có thể khó hiểu, xuất thần và kỳ lạ. Ngay cả Jordan Peterson - người hơi kỳ lạ - cũng thừa nhận điều đó.


Nhiều năm trước thời đại của mình, Carl Jung đã nhận ra khoảng trống bản thể học kéo theo sự suy thoái của Cơ đốc giáo. Ông cảnh báo, sức mạnh tinh thần suy yếu đã gây ra sự trỗi dậy của đám đông bất ổn, bấp bênh và dễ bị ảnh hưởng, do dự với những cảm giác làm cho ta yếu đuối về sự tầm thường, thiếu hụt và vô vọng. Ông nói, khi “trái đất được cố định vĩnh viễn và yên nghỉ ở trung tâm vũ trụ, mọi người ‘đều là con cái của Đức Chúa Trời’ khi biết con đường dẫn đến ‘phước hạnh vĩnh cửu’ và ‘sự tồn tại sướng vui’”. Một “cuộc sống dường như không còn thực đối với chúng ta nữa, ngay cả trong giấc mơ của mình”.

Odoo CMS - a big picture

Carl Jung và sự ảnh hưởng đến Jordan Peterson

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Carl Jung, Người đàn ông hiện đại tìm kiếm linh hồn mình (1932), tập hợp 11 bài tiểu luận ngắn phác thảo các khái niệm mà ông đã nghiên cứu tỉ mỉ kỹ lưỡng. Tác phẩm có chứa bài báo nổi tiếng nhất của ông xuất hiện lần đầu trên tạp chí Europa¨ische Revue số tháng 12 năm 1928 mang tên “Vấn đề tâm linh của con người hiện đại”. Tại đây, Jung đã trình bày những phân tích rõ ràng nhất của mình về “tính hiện đại”.


Đối với nhiều người châu Âu thuộc thế hệ của Carl Jung, điều mà ông gọi là “kết quả thảm khốc” của Chiến tranh thế giới thứ nhất “làm tan nát niềm tin vào bản thân và giá trị của chính chúng ta”. Cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga đã khuấy động sự hoảng sợ trong giới tư sản có học thức ở Trung Âu và chính những trò hề của Weimar đã tô điểm cho cảnh này. Trước Adolph Hitler hay Hiroshima, Jung đã nói, “Tôi đang mất niềm tin vào khả năng có một tổ chức đáng tin cậy của thế giới”, và “đối với lý tưởng, không phải là Giáo hội Thiên chúa giáo, cũng không phải tình anh em của con người, cũng không phải dân chủ xã hội quốc tế, chẳng phải sự đoàn kết của các lợi ích kinh tế khi đứng trước thử thách khắc nghiệt của thực tại”.


Carl Jung coi thường “con người hiện đại giả tạo”, những người thể hiện “sự ác cảm không thể thoái thác đối với các quan điểm truyền thống và sự thật kế thừa”. Hiện đại đối với Jung không phải là một lập trình viên thực tế ảo của Google hay một dòng Conga ảo giác tại lễ hội Burning Man. Ông nhấn mạnh rằng sự mới mẻ thực sự xuất phát từ sự quen thuộc sâu sắc với quá khứ, chứ không phải từ sự lên án quá khứ một cách ngu dốt. Ông hiểu rằng những ý tưởng mới luôn đáng báo động, và các nhà tư tưởng hiện đại từ Socrates đến Galileo đến Nietzsche đã làm xáo trộn trạng thái cân bằng tuân thủ ngay cả khi gắn bó với lịch sử và văn hóa. Đối với một cá nhân hiện đại giả tạo, người “muốn thử nghiệm trí óc của mình như những thí nghiệm của người Bolshevik với kinh tế học, thì tất cả các tiêu chuẩn và dạng thức tinh thần của quá khứ bằng cách nào đó đã mất đi giá trị của chúng”, Jung nói.


Trong nhiều thập kỷ nay, trên khắp Hoa Kỳ và Châu Âu, hiện đại giả tạo đã trở nên phì đại. Đối với những cá nhân được giải phóng từ già cho tới trẻ thì cái tôi của họ là một mối bận tâm. Tôi không ở đây để kết bạn; Tôi ở đây để giành chiến thắng. Sức khỏe và giải trí lấp đầy bất cứ khoảng trống nào. Phẫu thuật thẩm mỹ không phải chịu điều kỳ thị gì. Các nhà tiếp thị với thông tin độc quyền phức tạp và các công cụ điện tử luôn không thể cưỡng lại được đã cố gắng hết sức để định hình lại sự vô thức chung, thường là với khía cạnh tự do tư tưởng.


Carl Jung đã bị buộc tội bài Do Thái và đồng cảm với Chủ nghĩa Phát xít, bị kẻ thù coi là nhân vật trong bóng tối của cánh hữu, cũng như Jordan Peterson gần đây. Trong giới phân tâm học ban đầu, Jung là một người theo đạo Tin lành trong số những người Do Thái. Sau khi tan rã với Freud, ông đã thấy những đặc điểm tính cách chung của người Do Thái trong các lá thư riêng, bao gồm sự công kích và quá mẫn cảm với những lời chỉ trích. Ông không chấp nhận vai trò của Do Thái giáo trong việc thế tục hóa cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, Carl Jung nghĩ rằng Sigmund Freud và cộng đồng của ông ta “buộc tội tôi bài Do Thái bởi vì tôi không thể tuân theo chủ nghĩa duy vật vô hồn của ông ấy”.


Sự đồng cảm với Đức Quốc xã của ông đã bị nhào nặn. Jung là một nhà phân tích và cung cấp thông tin cho Văn phòng Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Được gọi là Đặc vụ 488, ông làm việc với Allen W. Dulles, anh trai của John Foster Dulles và sau này là giám đốc đầu tiên của Cơ quan Tình báo Trung ương. Dulles sau đó có nói, “Có lẽ sẽ không ai biết giáo sư Jung đã đóng góp bao nhiêu cho sự nghiệp đồng minh trong chiến tranh”. Về cơ bản, Carl Jung không phải là người quan tâm tích cực đến chính trị. Sự gắn bó của ông với nền văn hóa châu Âu phóng khoáng, uyên bác rất sâu sắc. Sở thích chính của ông là đời sống nội tâm và tinh thần, những khao khát của con người và vũ trụ, cùng khả năng tồn tại của nền văn minh hiện đại.


- Theo Intellectual Takeout


• Bài gốc: The Carl Jung Behind Jordan Peterson


Mời các bạn đón đọc:

12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI - TỰA SÁCH BÁN CHẠY NHẤT CỦA GIÁO SƯ JORDAN PETERSON

Toàn thư chiêm tinh học nhập môn - Saigon Books

12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI:

THẦN DƯỢC CHO CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI


Tác giả: Jordan Peterson

Số trang: 496

Kích thước: 16 x 24 cm

Loại bìa: Bìa mềm

Giá bìa: 300,000 đ

Giá ưu đãi: 240,000 đ


MUA SÁCH


Bài mới nhất
Next Article
TAGS
  • # Học IELTS
  • # review
  • #12 quy luật cuộc đời
  • #12 rules for life
  • #13 điều người có tinh thần thép không làm
  • #3 bước để xác định cơ hội thị trường đắt giá cho doanh nghiệp
  • #AI
  • #Bessel Van Der Kolk
  • #Best Seller
  • #Beyond Order
  • #Bullshit Jobs
  • #Bí kíp chống tụt mood
  • #Bí quyết học gì giỏi nấy
  • #Bạn muốn làm gì với đời mình
  • #Bộ sách Phụ nữ tự tin làm chủ cuộc đời
  • #Carol Tice
  • #Chatter - Trò chuyện với chính mình
  • #Chiêm tinh 101
  • #Chiêm tinh học
  • #Chiêm tinh học hàng tuần
  • #Chuyến tàu một chiều không trở lại
  • #Chạy trong chánh niệm
  • #Cung hoàng đạo
  • #Công thức Grit cho tình yêu
  • #Công ty vĩ đại nhờ tinh thần khởi nghiệp
  • #Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con
  • #Cẩm nang tự học IETLS
  • #Cứ bay rồi sẽ cao
  • #David Lester
  • #Doanh nhân Part-time
  • #Du Phong
  • #Dòng chảy ý thức
  • #Dạy học với trọn vẹn yêu thương
  • #Esther Perel
  • #Giáo dục, Tương lai và đổi mới
  • #Grant Cardone
  • #Góc chuyện trò
  • #Hình ảnh chuyên nghiệp nâng cao vị thế
  • #Hữu Phỉ
  • #IETLS
  • #Joanna Martine Woolfolk
  • #Joey Coleman
  • #Jordan B. Peterson
  • #Khởi nghiệp tinh gọn
  • #Kiên Trần
  • #Kiến tạo tương lai
  • #Kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh
  • #Little Stories
  • #Lost connections
  • #Làm việc từ xa sao cho hiệu quả
  • #Làn sóng thứ Năm
  • #Lý Tiểu Long
  • #Marketing - Đột phá trước khi bị đá
  • #Mất kết nối
  • #Mở cửa tương lai
  • #Nghiến răng nỗ lực vươn lên dẫn đầu
  • #Nghĩ khác để sống khác
  • #Nghệ thuật giảng dạy
  • #Nguyễn Dương
  • #Nguyễn Phi Vân
  • #Nguyễn Quang Lập
  • #Nguyễn Tuấn Quỳnh
  • #Nguyện ước yêu thương
  • #Người tiên phong
  • #Nhan Húc Quân
  • #Nhi Phan
  • #Nhà quản lý linh hoạt
  • #Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
  • #Những tản văn bị bỏ quên của Bọ Lập
  • #Những đế chế công nghệ số
  • #Nym - Tôi của tương lai
  • #Nội tình của ngoại tình
  • #Nội tình sau hôn nhân
  • #Omoiyari
  • #Peter Hollins
  • #Phép màu để vượt lên chính mình
  • #Priest đại nhân
  • #Saigon Books
  • #Sang chấn tâm lý
  • #Scott Galloway
  • #Spenditude - Làm chủ đồng tiền, tự do tài chính
  • #Sách Startup
  • #Sách cho gia đình
  • #Sách kỹ năng
  • #Sách làm đẹp
  • #Sách lịch sử
  • #Sách mới
  • #Sách thiếu nhi
  • #Sách tiếng Anh
  • #Sách văn học
  • #Textbook
  • #Thiết kế sự nghiệp cá nhân
  • #Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • #Thiền sư và em bé 5 tuổi
  • #Thiền thật ra không khó
  • #Thông cáo báo chí
  • #Thư viện Textbook
  • #Thầy Minh Niệm
  • #Thời kỳ hậu corona
  • #Tiềm năng lớn
  • #Toàn thư chiêm tinh học nhập môn
  • #Triết học
  • #Trong mất mát tình người vẹn nguyên
  • #Trí tuệ của sự tha thứ
  • #Trải nghiệm khách hàng xuất sắc
  • #Trải nghiệm nhân viên
  • #Trần Luân Tín
  • #Tài chính doanh nghiệp
  • #Tái tạo tổ chức
  • #Tâm lý học
  • #Tôi đi tìm tôi
  • #Tôi, tương lai & thế giới
  • #Tư duy lại chiến lược
  • #Tết sum vầy
  • #Tết trọn yêu thương
  • #Tự truyện Helen Keller - Câu chuyện đời tôi
  • #Vu Lan
  • #Vì sao Phật giáo giàu chân lý
  • #Vũ khúc mùa hè
  • #Vương triều Tudor cuối cùng
  • #Vượt khỏi giới hạn - Làm chủ cuộc đời
  • #Vượt lên trật tự
  • #Where to play
  • #chiêm tinh
  • #chiêm tinh học giải mã các mối quan hệ
  • #chánh niệm cho người bận rộn
  • #chương trình khuyến mãi
  • #combo sách hay
  • #ebook
  • #event
  • #kinh doanh chắc thắng
  • #lưu đình long
  • #lắng nghe hơi thở
  • #nghệ thuật lãnh đạo
  • #review
  • #sách NLP
  • #sách hay
  • #sách học ielts
  • #sách làm đẹp
  • #sách lịch sử
  • #sách mới
  • #sách nghệ thuật giao tiếp
  • #sách starup
  • #sách cho lãnh đạo
  • #sách hay
  • #sách hay về sức khỏe gia đình
  • #sách khởi nghiệp
  • #sách kinh doanh
  • #sách kinh tế
  • #sách sức khỏe
  • #sách tinh thần
  • #sống chậm để yêu thương
  • #sức khỏe gia đình
  • #sự kết thúc của thời đại giả kim
  • #thiền cho người năng động và hoài nghi
  • #thế giới ba không
  • #trải nghiệm khách hàng
  • #tuyển dụng
  • #tuyển tập sách hay
  • #Ông giáo làng trên tầng gác mái
  • #Điều gì quan trọng trong đời bạn
  • #Đường về chân hạnh phúc
  • #Đại học Hoa Sen
  • #Để không mất thêm một khách hàng nào nữa
  • #Đổi mới doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng
  • #Đừng chạy theo số đông
  • #đọc sách
  • #đọc thử