Hành trình trở thành Kiện tướng Quốc gia Cờ Vua năm 13 tuổi đến Nhà vô địch thế giới môn Thái cực quyền ở năm 30 tuổi.
Nghe như 2 lĩnh vực khác xa nhau, nhưng 1 cá nhân có thể nổi trội ở cả 2 lĩnh vực này. Đó là phi thường! Nhưng nếu biết câu chuyện đằng sau bạn sẽ nghĩ khác. Xem Josh Waitzkin đã làm nên lịch sử như thế nào:
Josh Waitzkin lần đầu biết đến môn cờ vua trong một dịp tham quan công viên Washington Square tại New York khi anh mới 6 tuổi. Lúc đầu, cậu bé Waitzkin chỉ muốn đến công viên để chơi đu xà mà thôi, nhưng khi tới nơi, cậu lại bị hút vào những ván cờ nhanh mà người lớn đang mải mê chơi dọc hai bên đường. Bàn cờ đen trắng và những con cờ ấy hóa ra lại là một thế giới thu nhỏ mà Waitzkin sẽ sớm dấn thân vào và dần dần thông thạo đến trình độ đỉnh cao.
Việc đạt đến trình độ bậc thầy trong môn cờ vua đối với Waitzkin không phải là chuyện ngày một ngày hai, nhưng thật ra cũng gần như là vậy. Ban đầu, cậu bé chẳng khác gì một trang giấy trắng khi được so sánh với những người chơi lớn tuổi hơn, chuyên nghiệp hơn; nhưng chẳng lâu sau đó họ lại bị chính cậu bé đánh bại. Tám tuổi, Waitzkin đã trở thành một kỳ thủ đáng gờm khi thường xuyên đánh bại các đối thủ gấp những 5 lần tuổi cậu. Bất kỳ ai từng chứng kiến những màn thể hiện của Josh Waitzkin đều không thể phủ nhận được tài năng và niềm đam mê dành cho cờ vua của cậu bé. Tiếng tăm của Waitzkin lan xa, và không lâu sau đó, những kỳ thủ hàng đầu thế giới đã phải tranh nhau để được trở thành người đào tạo và hướng dẫn cho cậu bé.
Từ khi 9 tuổi, Waitzkin bắt đầu nổi lên nhanh chóng trong làng cờ thiếu niên của Mỹ, chiến thắng vô số giải đấu quốc gia. Ở tuổi 13, cậu trở thành Kiện tướng Quốc gia, là một trong số những kỳ thủ cờ vua trẻ nhất từng đạt được danh hiệu cao quý này. Sang tuổi 16, Waiztkin trở thành Kiện tướng Quốc tế. Cùng năm đó, cậu trở thành đồng vô địch trong giải cờ vua thiếu niên của Mỹ, điều đặc biệt ấn tượng ở đây là giải đâu này được mở cho các vận động viên với giới hạn tuổi lớn nhất là 21. Năm tiếp theo, cậu trở thành nhà vô địch duy nhất của giải thưởng này.
Trong khoảng thời gian đó, hãng phim Paramount Pictures cho ra mắt bộ phim đình đám Searching for Bobby Fischer (Tạm dịch: Đi tìm Bobby Fischer), kể về hành trình vươn đến đỉnh cao của Waitzkin. Bộ phim đã cho khán giả thấy được điều kì diệu xảy ra khi tài năng thực sự được kết hợp với niềm đam mê, sự chăm chỉ và phương pháp làm việc thông minh. Cũng thật may là Waitzkin không quá hứng thú với mấy thanh xà ở công viên Washington Square, không thì cậu sẽ chẳng thể nào nổi tiếng khắp thế giới nhờ những thành tựu trong sự nghiệp chơi cờ.
>> NỖ LỰC! NỖ LỰC! NỖ LỰC! – Đạt phong độ đỉnh cao cá nhân!

Tuy nhiên, khi chính thức bước sang những năm đầu của tuổi 20, cũng như bao người trẻ khác, sở thích của Waitzkin thay đổi. Thiền định và triết học phương Đông đã cuốn hút chàng trai trẻ. Chính những sở thích mới này đã dẫn dắt anh đến với bộ môn võ thuật Trung Quốc – Thái cực quyền. Mặc dù niềm hứng thú của anh với Thái cực quyền đến từ chính sức hấp dẫn của môn võ này, nhưng anh vẫn cảm thấy hài lòng khi có thể rời xa làng cờ và không còn là tâm điểm của sự chú ý. Nhưng điều này chẳng kéo dài bao lâu.
Cũng giống như tại giới cờ vua, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Waitzkin vươn tới vị thế hàng đầu trong giới võ thuật. Lần thứ hai trong đời, danh tiếng về chàng trai trẻ với tài năng và sự nhiệt huyết lan xa. Vì vậy, rất nhiều huấn luyện viên Thái cực quyền hàng đầu thế giới đã chú ý đến anh và sẵn sàng trở thành người chỉ dẫn. Chàng trai dành được vô số danh hiệu vô địch khi chỉ mới bắt đầu sự nghiệp thể thao được vài năm. Trước khi chạm ngưỡng tuổi 30, Waitzkin đã là nhà vô địch thế giới ở hai hạng mục thi đấu đối kháng cơ bản của Thái cực quyền: Định bộ thôi thủ và Hoạt bộ thôi thủ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Waitzkin bẩm sinh đã là một thiên tài, nếu chúng ta đánh giá thấp vai trò của yếu tố di truyền đối với thành tựu của Waitzkin thì thật là thiếu sót. Nhưng thật khó để tin rằng ADN là thứ duy nhất khiến anh ấy trở nên siêu phàm trong mọi lĩnh vực. Vì theo như anh đã chia sẻ trong cuốn sách The Art of Learning (Tạm dịch: Học cũng là nghệ thuật) của mình, thì chính cái cách mà anh khai thác tài năng và nghị lực phấn đấu của mình – cách anh nuôi dưỡng phẩm chất vốn có – mới là thứ đã đưa anh lên đỉnh cao của các lĩnh vực hoàn toàn không có mối liên hệ mật thiết nào. Thành công mà Waitzkin đạt được ở cả cờ vua lẫn Thái cực quyền phần lớn đến từ cách anh vận dụng chu kỳ áp lực và nghỉ ngơi:
*Trích sách Phong độ cực đỉnh của Tác giả Brad Stulberg và Steve Magness.
Josh Waitzkin lần đầu biết đến môn cờ vua trong một dịp tham quan công viên Washington Square tại New York khi anh mới 6 tuổi. Lúc đầu, cậu bé Waitzkin chỉ muốn đến công viên để chơi đu xà mà thôi, nhưng khi tới nơi, cậu lại bị hút vào những ván cờ nhanh mà người lớn đang mải mê chơi dọc hai bên đường. Bàn cờ đen trắng và những con cờ ấy hóa ra lại là một thế giới thu nhỏ mà Waitzkin sẽ sớm dấn thân vào và dần dần thông thạo đến trình độ đỉnh cao.
Việc đạt đến trình độ bậc thầy trong môn cờ vua đối với Waitzkin không phải là chuyện ngày một ngày hai, nhưng thật ra cũng gần như là vậy. Ban đầu, cậu bé chẳng khác gì một trang giấy trắng khi được so sánh với những người chơi lớn tuổi hơn, chuyên nghiệp hơn; nhưng chẳng lâu sau đó họ lại bị chính cậu bé đánh bại. Tám tuổi, Waitzkin đã trở thành một kỳ thủ đáng gờm khi thường xuyên đánh bại các đối thủ gấp những 5 lần tuổi cậu. Bất kỳ ai từng chứng kiến những màn thể hiện của Josh Waitzkin đều không thể phủ nhận được tài năng và niềm đam mê dành cho cờ vua của cậu bé. Tiếng tăm của Waitzkin lan xa, và không lâu sau đó, những kỳ thủ hàng đầu thế giới đã phải tranh nhau để được trở thành người đào tạo và hướng dẫn cho cậu bé.
Từ khi 9 tuổi, Waitzkin bắt đầu nổi lên nhanh chóng trong làng cờ thiếu niên của Mỹ, chiến thắng vô số giải đấu quốc gia. Ở tuổi 13, cậu trở thành Kiện tướng Quốc gia, là một trong số những kỳ thủ cờ vua trẻ nhất từng đạt được danh hiệu cao quý này. Sang tuổi 16, Waiztkin trở thành Kiện tướng Quốc tế. Cùng năm đó, cậu trở thành đồng vô địch trong giải cờ vua thiếu niên của Mỹ, điều đặc biệt ấn tượng ở đây là giải đâu này được mở cho các vận động viên với giới hạn tuổi lớn nhất là 21. Năm tiếp theo, cậu trở thành nhà vô địch duy nhất của giải thưởng này.
Trong khoảng thời gian đó, hãng phim Paramount Pictures cho ra mắt bộ phim đình đám Searching for Bobby Fischer (Tạm dịch: Đi tìm Bobby Fischer), kể về hành trình vươn đến đỉnh cao của Waitzkin. Bộ phim đã cho khán giả thấy được điều kì diệu xảy ra khi tài năng thực sự được kết hợp với niềm đam mê, sự chăm chỉ và phương pháp làm việc thông minh. Cũng thật may là Waitzkin không quá hứng thú với mấy thanh xà ở công viên Washington Square, không thì cậu sẽ chẳng thể nào nổi tiếng khắp thế giới nhờ những thành tựu trong sự nghiệp chơi cờ.
>> NỖ LỰC! NỖ LỰC! NỖ LỰC! – Đạt phong độ đỉnh cao cá nhân!

Tuy nhiên, khi chính thức bước sang những năm đầu của tuổi 20, cũng như bao người trẻ khác, sở thích của Waitzkin thay đổi. Thiền định và triết học phương Đông đã cuốn hút chàng trai trẻ. Chính những sở thích mới này đã dẫn dắt anh đến với bộ môn võ thuật Trung Quốc – Thái cực quyền. Mặc dù niềm hứng thú của anh với Thái cực quyền đến từ chính sức hấp dẫn của môn võ này, nhưng anh vẫn cảm thấy hài lòng khi có thể rời xa làng cờ và không còn là tâm điểm của sự chú ý. Nhưng điều này chẳng kéo dài bao lâu.
Cũng giống như tại giới cờ vua, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Waitzkin vươn tới vị thế hàng đầu trong giới võ thuật. Lần thứ hai trong đời, danh tiếng về chàng trai trẻ với tài năng và sự nhiệt huyết lan xa. Vì vậy, rất nhiều huấn luyện viên Thái cực quyền hàng đầu thế giới đã chú ý đến anh và sẵn sàng trở thành người chỉ dẫn. Chàng trai dành được vô số danh hiệu vô địch khi chỉ mới bắt đầu sự nghiệp thể thao được vài năm. Trước khi chạm ngưỡng tuổi 30, Waitzkin đã là nhà vô địch thế giới ở hai hạng mục thi đấu đối kháng cơ bản của Thái cực quyền: Định bộ thôi thủ và Hoạt bộ thôi thủ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Waitzkin bẩm sinh đã là một thiên tài, nếu chúng ta đánh giá thấp vai trò của yếu tố di truyền đối với thành tựu của Waitzkin thì thật là thiếu sót. Nhưng thật khó để tin rằng ADN là thứ duy nhất khiến anh ấy trở nên siêu phàm trong mọi lĩnh vực. Vì theo như anh đã chia sẻ trong cuốn sách The Art of Learning (Tạm dịch: Học cũng là nghệ thuật) của mình, thì chính cái cách mà anh khai thác tài năng và nghị lực phấn đấu của mình – cách anh nuôi dưỡng phẩm chất vốn có – mới là thứ đã đưa anh lên đỉnh cao của các lĩnh vực hoàn toàn không có mối liên hệ mật thiết nào. Thành công mà Waitzkin đạt được ở cả cờ vua lẫn Thái cực quyền phần lớn đến từ cách anh vận dụng chu kỳ áp lực và nghỉ ngơi:
“Đã hơn một lần tôi đứng dậy sau ván cờ kéo dài 4 đến 5 tiếng của một giải đấu đầy căng thẳng, bước ra khỏi hội trường thi đấu và chạy nước rút trên quãng đường dài khoảng 50 mét hay leo liên tục lên 6 tầng lầu. Và rồi tôi đi bộ trở về phòng, rửa mặt và lại hồi phục. Cho đến ngày hôm nay, hầu như mọi bài tập thể thao của tôi đều là một hình thức ứng dụng chu kỳ áp lực và phục hồi… Nếu bạn mong muốn phát triển năng lực ở một lĩnh vực nào đó, thì tôi khuyên rằng bạn nên ứng dụng chu kỳ áp lực và phục hồi một cách đều đặn vào mọi khía cạnh của cuộc sống.”
*Trích sách Phong độ cực đỉnh của Tác giả Brad Stulberg và Steve Magness.