Beyond Order - Vượt lên trật tự | Jordan Peterson

Tại sao bạn nên đọc Beyond Order của Giáo sư Jordan Peterson?

Trật tự là lãnh thổ đã được khám phá. Chúng ta có trật tự khi những hành động phù hợp cho ra các kết quả tương ứng với kỳ vọng của bản thân.


Mặt khác, hỗn loạn là sự dị thường, mới mẻ, không dự đoán trước, biến đổi và phá vỡ. Nhưng chúng giúp thế giới phát triển hơn. Đôi khi hỗn loạn biểu hiện một cách nhẹ nhàng, tiết lộ những bí ẩn dưới dạng trải nghiệm kích thích sự quan tâm và trí tò mò của chúng ta. Không nghiêng quá về trật tự cũng như không ngả quá về hỗn loạn, chúng ta không thể mở rộng trật tự trừ khi mạo hiểm tiến vào hỗn loạn.


12 Rules For Life - 12 Quy Luật Cuộc Đời của Giáo sư Jordan Peterson là một liều thuốc giải cho sự hỗn loạn. Quyển sách này tập trung vào việc giải quyết những hậu quả khi có quá nhiều lộn xộn và đưa chúng ta đến gần với trật tự hơn. Chúng ta phản ứng với những sự thay đổi đột ngột và bất ngờ bằng cách chuẩn bị cho những gì tồi tệ nhất, chúng ta phải sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra. Vấn đề là nếu liên tục chuẩn bị, chúng ta có thể bị kiệt sức. Nhưng điều đó không ngụ ý rằng nên loại bỏ hoàn toàn sự hỗn loạn. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn tóm tắt các quy tắc yêu thích nhất của chúng tôi liên quan đến những chủ đề giữa cá nhân với nhau và sự tự phát triển bản thân.


 Giáo sư Jordan B. Peterson - Một trong những nhà tư tưởng xuất chúng nhất thế kỷ 21



 Giáo sư Jordan B. Peterson - Một trong những nhà tư tưởng xuất chúng nhất thế kỷ 21 


Quy tắc số 4 trong Beyond Order: Hãy nhớ, cơ hội ẩn nấp ở nơi trách nhiệm bị từ bỏ

Đôi lúc đồng nghiệp, cấp dưới hay thậm chí sếp của chúng ta cũng không làm việc hoàn toàn đích đáng. Chúng ta có thể phải làm việc cùng hoặc dưới quyền những người ái kỷ, thiếu năng lực, ác độc hoặc bạo ngược. Khi những điều này xảy ra, và chúng ta phải xử lý một cách hài hoà. Thật tồi tệ nếu đày đọa bản thân mình. Bạn có thể bị ám ảnh bởi câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi là người chịu trách nhiệm?” Nhưng nếu bạn chú ý thì có thể nhận ra người đồng nghiệp thiếu năng suất của bạn vẫn để lại vô vàn những nhiệm vụ quan trọng chưa hoàn thành.


Nếu bạn muốn trở nên quan trọng tại nơi làm việc hay ở bất cứ cộng đồng nào, hãy cứ làm những công việc hữu ích mà không ai làm cả. Đến sớm và về muộn hơn người khác nhưng không hy sinh sự cân bằng của cuộc sống – công việc. Sắp xếp lại những gì bạn thấy đang hỗn độn một cách nguy hiểm. Khi bạn đi làm, hãy tận dụng cơ hội để học hỏi thêm về doanh nghiệp hoặc đối thủ cạnh tranh thay vì chỉ cố gắng đóng góp.


Làm như vậy sẽ khiến bạn trở nên quý giá và vô cùng quan trọng. Mọi người sẽ chú ý và bắt đầu trân trọng những phần thưởng mà bạn đã phải vất vả mới có được.


Bạn có thể phản đối rằng: “Tôi không thể đảm nhận được vị trí quan trọng đến thế!” Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bắt đầu xây dựng bản thân thành một người có thể làm được như vậy? Bạn luôn có thể bắt đầu bằng cách giải quyết một vấn đề nhỏ hơn. Sau này, khi bạn muốn đàm phán tăng lương, bạn có thể cho sếp thấy tất cả những gì mình đã làm được trong thời gian qua.


Dù rằng bạn có thể sảy chân khi cố gắng làm gì đó, bạn vẫn có thể học hỏi từ sơ suất đó. Bị động trước cuộc đời là một sai lầm lớn, cho dù bạn có biện hộ rằng nếu không làm gì thì sẽ tránh được lỗi sai.


Khi đối mặt với một thách thức, bạn vật lộn và thuyết phục bản thân rằng: “Điều này sẽ khiến bạn trở nên tốt hơn. Tất nhiên luôn có khó khăn. Muốn khám phá tương lai, con người cần phải làm việc. Có nghĩa rằng hy sinh sự vui sướng ở hiện tại vì tiềm năng phát triển phía trước. Chúng ta từ bỏ niềm vui trước mắt vì những điều có ý nghĩa hơn ở mai sau


Nếu bạn chỉ sống cho hiện tại và không cố gắng nỗ lực vì ngày mai tốt đẹp hơn, bạn chẳng có gì hơn những động vật bậc thấp hơn trong chuỗi thức ăn cả. Động vật không suy nghĩ cho tương lai, chúng chỉ được thúc đẩy bởi những gì Dan Pink gọi là “Động lực 1.0” – động lực sinh học của sự đói, khát và tình dục. Bạn có thể thấy những con sư tử nằm dài ngủ trưa trên cánh đồng ở Châu Phi trong khi những con ngựa vằn đang gặm cỏ quanh đó. Miễn là lũ sư tử đang nghỉ ngơi thì bầy ngựa vằn chẳng có gì phải bận tâm cả. Nhưng tất nhiên, con sư tử có thể đột ngột thức giấc và vồ lấy con ngựa vằn cho bữa tối. Bầy ngựa vằn chỉ bắt đầu hoảng loạn và hành động nghiêm túc khi chúng thấy một con sư tử đói. Nhưng nếu ngựa vằn có thể hình dung về tương lai thì sao? Chúng có thể sẽ hy sinh vài bó cỏ hôm nay vì tương lai ở một nơi không có sư tử. Nhưng ngựa vằn không nghĩ tới tương lai. Vậy nên, nếu bạn dành quá ít thời gian thử thách phát triển bản thân cho tương lai, bạn cũng chẳng hơn gì chú ngựa vằn đang sắp thành bữa tối của sư tử.


Bạn phải hy sinh thứ gì đó trong tiềm năng của mình để đổi lại điều có thật trong cuộc sống. Hãy chú ý rằng cơ hội ẩn nấp ở nơi trách nhiệm bị từ bỏ.


12 Quy Luật Cuộc Đời bổ sung trong cuốn sách Beyond Order











12 Quy Luật Cuộc Đời bổ sung trong cuốn sách Beyond Order


Quy tắc số 7 trong Beyond Order: Làm việc chăm chỉ nhất có thể và xem điều gì sẽ xảy ra

Rất nhiều tác động xảy đến bên trong linh hồn con người, và thường chúng lại không thống nhất với nhau. Chúng ta làm những thứ mình ước rằng đã không làm và ngược lại. Chúng ta muốn cân đối nhưng lại ngồi trên ghế bành ăn Cheetos và lướt Tiktok. Chúng ta thường mất phương hướng, bối rối và không thể đưa ra quyết định. Bất chấp ý chí đã định, chúng ta thường bị lôi kéo bởi những cám dỗ và cuối cùng rơi vào tình trạng trì hoãn. Chúng ta cảm thấy thật tệ hại nhưng lại không hề thay đổi.


Vì những lý do này, người xưa tin rằng linh hồn con người bị ma ám hoặc các linh hồn quỷ dữ chiếm lĩnh. Chúng ta muốn làm một thứ nhưng lại kết thúc bằng việc làm điều ngược lại. Họ tìm ra rằng hẳn phải có điều gì đó không được chú ý ẩn nấp sâu bên trong chúng ta.


Sự thiếu nhất quán nội tâm khiến cho chúng ta ngày càng phải chịu đựng, phóng đại sự sợ hãi, mất đi động lực và việc thiếu niềm vui sẽ đi kèm với tình trạng do dự, không chắc chắn. Khi không thể ra quyết định đối với 10 điều khác nhau, dù tất cả đều đáng ao ước nhưng sẽ tương đương với sự tra tấn bản thân. Không có những mục đích rõ ràng, cụ thể và đồng nhất thì khó lòng đạt được cảm giác tích cực khiến cho cuộc đời trở nên đáng giá.


Những mục tiêu rõ ràng và đơn giản hoá thế giới. Chúng giảm thiểu sự không chắc chắn, sợ hãi, xấu hổ và tự huỷ những tác động tâm lý đem lại từ stress. Một người thiếu nhất quán sẽ dễ thay đổi và vô định, nhưng nếu có mục tiêu và đường hướng thì ít nhất họ có thể tiến đến đâu đó.


Nếu bạn không có mục tiêu, mọi thứ sẽ nhấn chìm bạn. Bạn không biết phải đi đâu, không biết phải làm gì, và chẳng có gì đáng giá trong cuộc đời bạn hết. Mọi người luôn nói: “Bạn có thể trở thành bất cứ thứ gì bạn muốn” – nhưng như vậy là quá nhiều! Tốt hơn là hãy trở thành “thứ gì đó” thay vì “bất cứ thứ gì”. Dù rằng bạn phải hy sinh một vài điều, lựa chọn những thứ cụ thể sẽ đem lại cho bạn sự rõ ràng và nhẹ nhõm.


Quy tắc số 10 trong Beyond Order: Lên kế hoạch và chăm chỉ duy trì sự lãng mạn lứa đôi

Ngày nay chúng ta sống như thể mình sẽ chết khi 30 tuổi mà thực tế lại không phải như vậy. Chúng ta sống rất lâu nhưng tất cả mọi thứ cũng trôi qua trong chớp mắt. Kết hôn, sinh con, có cháu, tất cả những thử thách và khổ cực đã chiếm hơn một nửa cuộc đời. Giáo sư Jordan Peterson đưa ra công thức của sự đau khổ mà bạn nên tránh:


Quyết định sau tuổi 30 rằng bạn cần có con chỉ để nhận ra rằng mình vẫn chưa có bạn đời hoặc không thể có con được. 


a, Vợ chồng

Bạn không có quá nhiều cơ hội trong cuộc đời để có một mối quan hệ thân mật thực sự có ý nghĩa. Có thể phải mất tới 2-3 năm để gặp được người bạn đời tiềm năng. Rồi lại mất thêm 2-3 năm để xác định xem họ là ai. Riêng những việc đó đã mất tới 5 năm rồi. Bạn bắt đầu dấn thân vào hành trình xây dựng gia đình khi ở lứa tuổi 20 và gặt hái những thành quả khi bạn 35. Bạn có được bao nhiêu cơ hội cho những lần 5 năm như vậy nữa? Điều này có nghĩa là lựa chọn sẽ giảm dần khi bạn đợi lâu hơn.


Nhưng lựa chọn bạn đời có thể là quyết định lớn nhất và có tác động nhiều nhất của bạn. Việc lo lắng mình sẽ kết hôn với một đối tượng tồi là hoàn toàn hợp lý. Vậy nên bạn có thể nghĩ việc “thử” sẽ an toàn hơn và quyết định tới chung sống cùng nhau trước khi kết hôn. Về lý thuyết thì điều này nghe có vẻ ổn thoả nhưng số liệu lại chỉ ra rằng các cặp đôi sống cùng nhau trước khi kết hôn có tỷ lệ chia tay cao hơn. Hoặc tệ hơn nữa, những người có từng sống chung trước khi kết hôn có tỷ lệ ly dị cao hơn những người cưới nhau rồi mới về chung sống. Ý nghĩ “thử xem mối quan hệ này ra sao” có vẻ thuận tiện nhưng lại là một chiến thuật sai lầm nếu mọi việc kết thúc chẳng đi đến đâu. Chung sống mà không có cam kết lâu dài và suy nghĩ chín chắn sẽ không khiến việc kết hôn trở nên nhanh chóng hơn.


Trước Beyond Order, Peterson đã xuất bản 12 Rules For Life bán chạy khắp thế giới








Trước Beyond Order, Peterson đã xuất bản 12 Rules For Life bán chạy khắp thế giới


b, Thoả hiệp, bạo ngược hay nô lệ

Có 3 trạng thái cơ bản của thực thể xã hội:

● Bạo ngược (Tôi làm những gì tôi muốn)

● Nô lệ (Tôi làm những gì bạn muốn)

● Hoặc thoả hiệp


Câu hỏi là, điều gì khiến bạn đủ tuyệt vọng để thoả hiệp? Và đó là một trong những bí ẩn bạn cần giải quyết nếu muốn duy trì sự lãng mạn trong mối quan hệ. Bạn sẽ không hoà theo ý muốn của người bạn đời trừ khi bạn sẵn lòng muốn bị thống trị. Các bạn là những cá nhân khác biệt, vậy nên không có ai tự nhiên lại hoà hợp với nhau chỉ vì thế. Điều này sẽ trở nên khó khăn. Kể cả nếu bạn cố gắng chiều lòng nhau thì cũng có những lúc cáu giận và điều này sẽ không phải là thoáng chốc. Nếu không thỏa hiệp thì các bạn sẽ đặt tay lên cổ nhau suốt tận 60 năm.


c, Kinh tế gia đình

Khi sống cùng nhau sẽ cần phân chia trách nhiệm, bởi nếu không, các bạn sẽ tranh cãi về điều đó.


Sự nghiệp của ai sẽ được ưu tiên? Các bạn sẽ giáo dục và kỷ luật con cái ra sao? Ai sẽ lo chuyện giặt đồ? Tài khoản ngân hàng sẽ được thiết lập và quản lý ra sao? Ai sẽ chi trả tiền gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm trả thuế? Có tới hơn 200 điều bạn cần phải làm để quản lý nhà cửa cho đúng, khó khăn hơn nữa là bạn cần phải làm với một thành viên gia đình.


Hơn nữa, bạn cần phải trò chuyện với người bạn đời 90 phút mỗi tuần về những vấn đề cá nhân và thực tế đơn thuần. Bạn càng duy trì những cuộc trò chuyện thiết thực như vậy thì bạn sẽ càng cập nhật tình hình của nhau. Nhưng nếu bạn dành ra ít hơn 90 phút thì sẽ sản sinh ra những vấn đề chưa được giải quyết và dần mất dấu người bạn đời của mình. Đến một lúc nào đó, những việc ùn đống đó trở nên quá lớn và tự bạn chẳng còn biết mình là ai và rõ ràng sẽ không nhận ra nổi chồng/vợ của mình nữa.


d, Sự lãng mạn cuối cùng

Khi bạn còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể đưa ra 2 giả định đều không đúng. Giả định số 1 là có ai đó hoàn hảo ngoài kia, bạn sẽ gặp được người ấy và yêu họ điên cuồng. Giả định thứ 2 là có ai đó hoàn hảo dành cho bạn ngoài kia. Từ những giả định này, bạn sẽ tạo ra 3 sai lầm. Không có người nào hoàn hảo để bắt đầu. Chỉ có những người đã bị tổn thương ngoài kia, dù rằng không phải là không sửa chữa được, với một chút đặc tính cá nhân. Ngoài ra, nếu ai đó hoàn hảo, tại sao họ không sánh đôi cùng người tốt đẹp hơn bạn? Một người có óc xét đoán sẽ nghĩ về đối tượng tiềm năng của mình kiểu như: “Lạy Chúa! Hẳn anh/em cũng không có mắt, tuyệt vọng hoặc bị tổn thương giống tôi!”


Với một mối quan hệ hôn nhân lãng mạn, bạn sẽ duy trì tình yêu của cuộc đời và có một người bạn tâm giao của mình. Tảng đá lạnh lẽo chúng ta ngồi lên sẽ ấm áp và thoải mái hơn một chút.


Beyond Order - Hãy vượt lên trật tự

Thật khó khăn để đương đầu với những thách thức trong cuộc sống, nhưng hãy nghĩ về biểu tượng Âm-Dương. Bạn cần có một sự cân bằng trắng đen, bởi nếu quá nhiều một thứ - dù là trật tự hay hỗn loạn - thì cũng sẽ không tốt cho chúng ta. Vậy nên, hãy mạo hiểm vượt trên trật tự và dấn thân vào hỗn loạn để ngày càng trưởng thành hơn.


NguồnBeyond Order: 12 More Rules For Life by Jordan B Peterson

Bài mới nhất
Next Article
TAGS
  • # Học IELTS
  • # review
  • #12 quy luật cuộc đời
  • #12 rules for life
  • #13 điều người có tinh thần thép không làm
  • #3 bước để xác định cơ hội thị trường đắt giá cho doanh nghiệp
  • #AI
  • #Bessel Van Der Kolk
  • #Best Seller
  • #Beyond Order
  • #Bullshit Jobs
  • #Bí kíp chống tụt mood
  • #Bí quyết học gì giỏi nấy
  • #Bạn muốn làm gì với đời mình
  • #Bộ sách Phụ nữ tự tin làm chủ cuộc đời
  • #Carol Tice
  • #Chatter - Trò chuyện với chính mình
  • #Chiêm tinh 101
  • #Chiêm tinh học
  • #Chiêm tinh học hàng tuần
  • #Chuyến tàu một chiều không trở lại
  • #Chạy trong chánh niệm
  • #Cung hoàng đạo
  • #Công thức Grit cho tình yêu
  • #Công ty vĩ đại nhờ tinh thần khởi nghiệp
  • #Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con
  • #Cẩm nang tự học IETLS
  • #Cứ bay rồi sẽ cao
  • #David Lester
  • #Doanh nhân Part-time
  • #Du Phong
  • #Dòng chảy ý thức
  • #Dạy học với trọn vẹn yêu thương
  • #Esther Perel
  • #Giáo dục, Tương lai và đổi mới
  • #Grant Cardone
  • #Góc chuyện trò
  • #Hình ảnh chuyên nghiệp nâng cao vị thế
  • #Hữu Phỉ
  • #IETLS
  • #Joanna Martine Woolfolk
  • #Joey Coleman
  • #Jordan B. Peterson
  • #Khởi nghiệp tinh gọn
  • #Kiên Trần
  • #Kiến tạo tương lai
  • #Kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh
  • #Little Stories
  • #Lost connections
  • #Làm việc từ xa sao cho hiệu quả
  • #Làn sóng thứ Năm
  • #Lý Tiểu Long
  • #Marketing - Đột phá trước khi bị đá
  • #Mất kết nối
  • #Mở cửa tương lai
  • #Nghiến răng nỗ lực vươn lên dẫn đầu
  • #Nghĩ khác để sống khác
  • #Nghệ thuật giảng dạy
  • #Nguyễn Dương
  • #Nguyễn Phi Vân
  • #Nguyễn Quang Lập
  • #Nguyễn Tuấn Quỳnh
  • #Nguyện ước yêu thương
  • #Người tiên phong
  • #Nhan Húc Quân
  • #Nhi Phan
  • #Nhà quản lý linh hoạt
  • #Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
  • #Những tản văn bị bỏ quên của Bọ Lập
  • #Những đế chế công nghệ số
  • #Nym - Tôi của tương lai
  • #Nội tình của ngoại tình
  • #Nội tình sau hôn nhân
  • #Omoiyari
  • #Peter Hollins
  • #Phép màu để vượt lên chính mình
  • #Priest đại nhân
  • #Saigon Books
  • #Sang chấn tâm lý
  • #Scott Galloway
  • #Spenditude - Làm chủ đồng tiền, tự do tài chính
  • #Sách Startup
  • #Sách cho gia đình
  • #Sách kỹ năng
  • #Sách làm đẹp
  • #Sách lịch sử
  • #Sách mới
  • #Sách thiếu nhi
  • #Sách tiếng Anh
  • #Sách văn học
  • #Textbook
  • #Thiết kế sự nghiệp cá nhân
  • #Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • #Thiền sư và em bé 5 tuổi
  • #Thiền thật ra không khó
  • #Thông cáo báo chí
  • #Thư viện Textbook
  • #Thầy Minh Niệm
  • #Thời kỳ hậu corona
  • #Tiềm năng lớn
  • #Toàn thư chiêm tinh học nhập môn
  • #Triết học
  • #Trong mất mát tình người vẹn nguyên
  • #Trí tuệ của sự tha thứ
  • #Trải nghiệm khách hàng xuất sắc
  • #Trải nghiệm nhân viên
  • #Trần Luân Tín
  • #Tài chính doanh nghiệp
  • #Tái tạo tổ chức
  • #Tâm lý học
  • #Tôi đi tìm tôi
  • #Tôi, tương lai & thế giới
  • #Tư duy lại chiến lược
  • #Tết sum vầy
  • #Tết trọn yêu thương
  • #Tự truyện Helen Keller - Câu chuyện đời tôi
  • #Vu Lan
  • #Vì sao Phật giáo giàu chân lý
  • #Vũ khúc mùa hè
  • #Vương triều Tudor cuối cùng
  • #Vượt khỏi giới hạn - Làm chủ cuộc đời
  • #Vượt lên trật tự
  • #Where to play
  • #chiêm tinh
  • #chiêm tinh học giải mã các mối quan hệ
  • #chánh niệm cho người bận rộn
  • #chương trình khuyến mãi
  • #combo sách hay
  • #ebook
  • #event
  • #kinh doanh chắc thắng
  • #lưu đình long
  • #lắng nghe hơi thở
  • #nghệ thuật lãnh đạo
  • #review
  • #sách NLP
  • #sách hay
  • #sách học ielts
  • #sách làm đẹp
  • #sách lịch sử
  • #sách mới
  • #sách nghệ thuật giao tiếp
  • #sách starup
  • #sách cho lãnh đạo
  • #sách hay
  • #sách hay về sức khỏe gia đình
  • #sách khởi nghiệp
  • #sách kinh doanh
  • #sách kinh tế
  • #sách sức khỏe
  • #sách tinh thần
  • #sống chậm để yêu thương
  • #sức khỏe gia đình
  • #sự kết thúc của thời đại giả kim
  • #thiền cho người năng động và hoài nghi
  • #thế giới ba không
  • #trải nghiệm khách hàng
  • #tuyển dụng
  • #tuyển tập sách hay
  • #Ông giáo làng trên tầng gác mái
  • #Điều gì quan trọng trong đời bạn
  • #Đường về chân hạnh phúc
  • #Đại học Hoa Sen
  • #Để không mất thêm một khách hàng nào nữa
  • #Đổi mới doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng
  • #Đừng chạy theo số đông
  • #đọc sách
  • #đọc thử