• Sản phẩm
  • Góc sách của tác giả Lưu Đình Long (4 cuốn)/tt0909

Góc sách của tác giả Lưu Đình Long (4 cuốn)/tt0909

430,000 ₫

301,000 ₫ (Đã có VAT)
430,000 ₫
129,000 ₫ (30%)

Thêm vào giỏ hàng
Còn hàng

Sách trong combo
5414 -- Lắng nghe hơi thở/tt0909-- True 5375 -- Tâm kinh mình thuyết cho mình/tt0909-- True 4180 -- Như mây thong dong/tt0909-- True 5230 -- Như gió an lành/tt0909-- True

GIỚI THIỆU SÁCH

1. Lắng nghe hơi thở

Lắng nghe hơi thở của Lưu Đình Long chia ra làm hai phần – Lắng nghe chính mình và Hạnh phúc trong Giáo Pháp.


Khi đọc những dòng Lưu Đình Long viết về một hay một vài con người tìm thấy bình an, hạnh phúc thông qua giáo pháp, người đọc thấy dễ chịu, dễ hiểu và gần gũi đến lạ lùng. Cũng có thể, vì Long đủ khéo để mượn những thứ rất đời, rất người, rất thơ làm tiền đề mở ra cảm giác hạnh phúc của một người giác ngộ, nên khi đọc không cảm thấy “sợ” hay “gồng” trước những triết lý cao siêu.


Lưu Đình Long mượn một câu thơ, một vật thể rất hay gặp – nhưng rất ít tác giả nào muốn dùng đến – là thùng rác, hay một vấn đề nhức nhối hiện nay – đại dịch Covid... để nói ra những suy nghiệm của bản thân, và lồng ghép rất khéo, rất ngọt giáo lý Phật giáo vào, khiến mọi thứ thành ra rất tự nhiên, khiến người đọc phải bất ngờ, hóa ra Phật pháp lại gần gũi  đến vậy.


Văn của Lưu Đình Long khiến người ta trăn trở ở từng câu, từng chữ. Không cần phải “đao to búa lớn” gì đâu, chỉ cần là chuyện ai cũng có những phút yếu lòng, chỉ cần là chuyện chúng ta đã từng quên những gì trong đời... đủ khiến người đọc phải khựng lại và tự hỏi, mình vô tâm đến thế sao, mình yếu đuối như vậy à?


Lưu Đình Long không thích viết tốt về mình, nói đúng hơn, anh thích viết về những thứ mà bản thân khi nghĩ lại thấy có lỗi, thấy nuối tiếc. Có lẽ vì thế mà phần mở đầu này khiến người đọc phải ngẫm ngợi, phải nghĩ suy. Vì giống mình – giống cả sự thờ ơ, vô tâm và cả những “giá mà”, “nếu như” khi nghĩ về quá khứ lúc buộc phải tạm dừng trang sách lại.


Nhưng cũng “may” là Lưu Đình Long đã mở ra vài gợi ý cho độc giả, về cách thương quý bản thân hơn, thông qua một trang thư, thông qua một lời cảm ơn, và cả thông qua một lời xin lỗi tự mình dành cho mình... Có thể xem những tác phẩm nhỏ ấy là đoạn ngân, không chỉ cho phần mở đầu mà là cho cả tập sách. Và xuất sắc nhất, có lẽ là khi Long tự nói với bản thân, cũng như chia sẻ với độc giả của anh về việc tự nương tựa chính mình. Lời chia sẻ ấy rất giản dị, nhưng chân thành và sâu sắc.


Lưu Đình Long không chọn cho mình cách viết hoa mỹ, dù biết anh có thừa từ ngữ để làm điều ấy. Nên, nếu nói văn của Long “đẹp” thì phải nói đến cái đẹp của dư âm để lại cho người đọc chứ không phải cái đẹp của ngôn từ. Long cũng không viết kiểu chân chất, “bình dân” để có thể mở sách ra là tiếp cận ngay được.


Khó để mô tả đúng cách viết của Lưu Đình Long, vì mọi thứ anh viết ra rất bất chợt, rất cảm hứng – thậm chí, thi thoảng là tài tử – nhưng luôn chứa đựng nhiều suy tư.


Mời độc giả bước vào những trang sách của Lắng nghe hơi thở, nơi có thể gợi mở bạn đến với những lắng đọng khó quên!

Lắng nghe hơi thở

Lắng nghe hơi thở


  • 2. Như mây thong dong

Khi mình đã sống hết lòng và không một mảy may dối trá, thì mình cứ yên tâm mà sống. Con người vốn “chín người mười ý”, đối với người này là chê, người kia là khen, dẫu cùng một chủ thể,  cùng một sự việc. Nếu ta cứ chạy theo khen-chê của người này, người kia mãi thì mình sẽ thành người “đẽo cày giữa đường”, sẽ chênh chao như trong câu chuyện về chú chó và vị thiền sư.


Chú chó lang thang được thiền sư cứu về chùa, thuần dưỡng chay tịnh. Rồi, bỗng một hôm, mùi mặn bay từ bên kia sông sang, tập khí thèm ăn xương xẩu thịt thà trỗi dậy, chú chó quyết định bơi sang sông để tìm món ăn quen thuộc. Vị thiền sư biết được, sợ chó sang đó gặp nguy hiểm nên gọi về. Chó nghe vị thiền sư gọi, ngẫm cái ơn tình của thầy nên bơi ngược lại, song, cái mùi bên kia sông lại quyến rũ khiến chú cứ quay qua, quay lại theo tiếng gọi và... mùi gọi. Cuối cùng chó chết giữa dòng.


Chú chó chết vì không quyết định, vì trù trừ. Cuộc sống vốn là một sự lựa chọn, đôi khi ta phải hy sinh cái này để chọn được cái kia. Chọn cái nào, hy sinh cái nào là quyết định tùy vào hoàn cảnh của mỗi người.


Thực ra, lắm lúc ta cũng loay hoay để sống vừa lòng mọi người, mà thiếu dũng cảm để sống cho mình, dẫu cái cho mình ấy không phải điều xấu xa. Ta bị cái ống của dư luận và cái bầu của những mong muốn, đợi chờ, kỳ vọng,... biến dài, biến tròn mà chưa bao giờ được là mình hoàn chỉnh.


Tất nhiên, ta cũng cần tùy thuận, thích nghi để hài hòa trong giềng mối quan hệ cộng đồng, nhưng cần phải cân bằng để không đánh mất chính mình. Ta đừng mải chạy theo khen chê của người rồi cứ loay hoay với chuyện sống cho ai đó! Hãy chọn cách sống mà mình thấy thỏa nguyện. Chỉ cần không hại người, hại mình, thì sẽ bình an.


Do vậy, khi mình đã hết lòng, đã chân thành mà vẫn cứ bị chê, bị xem thường, bị hoài nghi thì hãy cứ bình yên mà mỉm cười vậy, không cần phải biện bạch vì nó chỉ là quả xấu do nhân quá khứ mình đã tạo. Rồi mọi chuyện cũng sẽ qua!


- Trích: Yên tâm, rồi mọi chuyện cũng sẽ qua | Như mây thong dong


Như mây thong dong

Như mây thong dong


3. Như gió an lành

 Đôi khi, ngã rẽ là một sự lựa chọn được ta gia tâm suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định. Và đôi khi, ngã rẽ chính là một-sự-sắp-đặt mà ngay từ lúc bước vào, ta phải học cách chấp nhận để vượt qua, đi tới, sống tốt nhất có thể.


Bạn đã từng đi qua những ngã rẽ của đời mình và nhìn lại?


Bạn đã từng cảm thấy phục mình vì đã vững chãi đi qua ngã rẽ?


Bạn đã từng có chút hối tiếc vì sự chọn lựa vụng về nào đó?


Có những lúc, chỉ vì một phút giây bồng bột mà ta thốt ra một câu ngớ ngẩn, từ đó tạo ra một lối rẽ bất ngờ cho đời mình. Đó có thể là sự tổn thương nghiêm trọng ta gây ra cho ai đó, khiến họ rời xa ta. Đó cũng có thể là ta đi ngược lại nguyên tắc sống của chính mình, mà vì lòng tự trọng, ta không thể tiếp tục đi cùng ai đó.


Có những lúc ta làm một việc gì đó mà khi có dịp nghĩ lại, ta thấy lúc ấy mình thật ngớ ngẩn, đó không phải là bản chất của mình nhưng sự đánh mất/đánh đổi có thể rất lớn lao.


Có những người đã đánh mất tình bạn mấy chục năm gầy dựng chỉ vì một câu nói, vì một lần trông thấy một điều gì đó và hiểu nhầm và không muốn nghe giải thích,...


Sự im lặng là cần thiết trong một số tình huống, ví dụ như khi ta cần thời gian để tâm trạng dịu lại. Nhưng, sự im lặng lắm lúc là thuốc độc khiến một mối quan hệ xanh tươi trở thành héo rũ.


Chúng ta luôn biết, những khoảng vui là khi thời gian (bỗng) trôi quá nhanh trong từng ấy nhịp kim để ta cảm nhận. Còn những khoảng buồn đau, hiểu lầm, hối tiếc là bước đi quá chậm của thời gian, gặm nhấm tâm can khiến ta cạn cùng sức lực, tắt nụ cười trên môi. Thế nhưng, ta vẫn thường tạo ra những vết đau nơi tim gan mình bằng những cuộc chiến tranh lạnh, những lần giằng xé nội tâm với những cân đo được – mất.


Đến khi ta ngộ ra rằng, trừng phạt ai đó bằng cách im lặng là một hình phạt quá đau cho cả hai và mất nhiều hơn được, thì mối quan hệ đã héo úa, không còn cơ hội cứu chữa nữa.


Lắm khi, ta phải trả giá đắt cho những bài học máu xương như thế. Nói như một chính khách thì sợi dây kinh nghiệm là sợi dây dài nhất, rút mãi không xong...


- Trích: Ngã rẽ | Như gió an lành

Odoo CMS - a big picture

Như gió an lành


4.Tâm kinh mình thuyết cho mình

Ta sẽ hiểu được một phần tâm hồn của một người khi quan sát sở thích âm nhạc hay văn chương của họ. Người thích nghe nhạc thiền sẽ ít nhiều hướng tới sự thanh tịnh, tĩnh lặng. Người thích đọc văn học diễm tình thường sẽ thích sự lãng mạn, khao khát yêu đương, đôi khi phi thực tế...


Nghe nhạc, đọc văn mà lắng lòng suy nghĩ, đồng cảm và hành động theo lời nhạc hay nội dung tác phẩm văn chương ấy thì mình sẽ chuyển hóa dần theo thông điệp mà tác phẩm ấy truyền tải. Như là khi đọc đoản văn Bông hồng cài áo, ta sẽ nhớ hoài “ý niệm về mẹ là ý niệm về tình thương”, và rồi ta nhớ ta phải cầm bàn tay mẹ, nhìn vào mắt mẹ mà nói “con yêu mẹ”...


Hay khi hát “ai nói gì thì mình cứ nghe, nghe sâu, hiểu thấu, thương nhiều...” thì mình sẽ bắt đầu tập nghe sâu. Nghe sâu để thấy trong mỗi lời nói, mỗi cái nhìn hay mỗi sự quy kết đầy sai lầm, ác ý của người khác luôn ẩn chứa những nỗi khổ niềm đau. Khi lời ác hiện diện có nghĩa là trái tim người đó đang tổn thương, tâm trí người đó đang mờ mịt vì quên mất nhân-quả, quên mất “gieo gió gặt bão”, quên mất “họa tùng khẩu xuất”,... Nghĩ thế nên thương lắm đó đa.


- Trích: Thương lắm đó đa! | Tâm kinh mình thuyết cho mình

 

Tâm kinh mình thuyết cho mình

Tâm kinh mình thuyết cho mình

THÔNG TIN CHI TIẾT

Công ty phát hành
Mã sản phẩm
Nhà xuất bản
Kích thước
Số trang:
Khối lượng
0.0 gram
Năm phát hành

Đánh giá sản phẩm

Bạn phải Đăng nhập để nhận xét.