Bộ sách "MỞ lối trải nghiệm khách hàng"/kn0909

610,000 ₫

427,000 ₫ (Đã có VAT)
610,000 ₫
183,000 ₫ (30%)

Thêm vào giỏ hàng

Sách trong combo
5293 -- Để không mất thêm một khách hàng nào nữa/kt0909-- True 5623 -- Khách hàng thật sự cần gì?/kt0909-- True 5276 -- Trải nghiệm khách hàng xuất sắc/kt0909-- True

GIỚI THIỆU SÁCH

MỞ LỐI TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG


1. Để không mất thêm một khách hàng nào nữa


Các triết lý, phương pháp và quy trình mà tác giả Joey Coleman đề cập trong sách Để không mất thêm một khách hàng nào nữa này đã thay đổi hoàn toàn cả phương thức kinh doanh B2B lẫn B2C. Các ví dụ được dẫn ra trong sách thuộc đủ loại quy mô, phạm vi và lĩnh vực. Cách tiếp cận này đã thành công ở cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, và lớn. Gần như mọi loại sản phẩm hay dịch vụ mà bạn có thể nghĩ ra được – từ các doanh nghiệp nội địa đến quốc tế; từ cơ sở khách hàng nhỏ, vừa đến lớn; từ mấy món hàng chỉ vài đô đến xa xỉ – đều đã thực hiện theo quy trình này.


Các ý tưởng được đưa ra trong Để không mất thêm một khách hàng nào nữa không phải là giả thuyết của tác giả Joey Coleman. Chúng đến từ trải nghiệm thực tế – cả của ông lẫn của các công ty mà ông đã làm việc trong hơn 20 năm qua, từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Zappos, Deloitte, Hyatt Hotels, NASA và World Bank, đến các công ty gia đình cò con.


Trong môi trường B2C truyền thống, chúng ta bán hàng cho một người mua đơn lẻ và sự tập trung của ta dồn vào người đó. Khi bỏ qua cách tiếp cận H2H, ta quên bẵng mất rằng còn có những người khác nữa cũng tương tác với món hàng. Ngược lại, khi nghĩ về tương tác H2H trong bối cảnh B2B, ta phải nhận ra rằng mỗi doanh nghiệp là một tổ chức bao gồm nhiều cá nhân, và bởi thế sản phẩm hay dịch vụ của ta về bản chất cũng có sự tương tác với con người – không chỉ một mà là rất nhiều người. Người quyết định mua sản phẩm không phải là người dùng duy nhất (thực tế có khi họ còn chẳng dùng).


Với lối nghĩ H2H, chúng ta phải tính đến tất cả những người sẽ tương tác và trải nghiệm với sản phẩm. Khi chuyển sang cách nghĩ này, bạn sẽ phát hiện thêm nhiều điểm tương đồng giữa mình với khách hàng hay đối tác. Và khi đó, bạn có thể kết hợp những gì bạn biết về bản tính con người vào hoạt động kinh doanh.


Để không mất thêm một khách hàng nào nữa, bạn phải “chạm” được khách hàng của mình – dù họ là ai, dù họ đang ở đâu trên hành trình cảm xúc của họ.

Nếu làm được như vậy, bạn sẽ đưa khách hàng thoát khỏi sự khô khan của môi trường B2B hay sự đơn điệu của môi trường B2C mà trực tiếp đi vào môi trường H2H để trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hơn.


Lần sau, khi nhận ra mình đang suy nghĩ theo lối mòn B2B hay B2C, hãy tự nhủ rằng bạn đang bán cho con người một sản phẩm hay dịch vụ sẽ được dùng bởi con người. Nếu luôn nhớ như thế, bạn sẽ đưa được khách hàng của mình qua các giai đoạn của một hành trình lý tưởng, và biến họ thành khách hàng trọn đời, bất kể bạn đang kinh doanh lĩnh vực nào đi nữa.


Nói ngắn gọn, bạn sẽ không mất thêm một khách hàng nào nữa.


2. Trải nghiệm khách hàng xuất sắc


Cuốn sách Trải nghiệm khách hàng xuất sắc được viết từ hơn 22 năm kinh nghiệm, qua nhiều vị trí, môi trường khác nhau của Nguyễn Dương - một chuyên gia cấp quốc tế, một trong những người nhiệt huyết và chuyên sâu nhất về trải nghiệm khách hàng.


Ngoài kinh nghiệm thực tế và kiến thức về quản trị nói chung và quản trị trải nghiệm khách hàng nói riêng, trong quá trình hoàn thành cuốn sách này, tác giả Nguyễn Dương đã thực hiện những đợt đi nghiên cứu nhiều công ty, bao gồm những chuyến đi, những cuộc nói chuyện, phỏng vấn, trao đổi, tìm hiểu và cập nhật cách mà nhiều công ty đã thực hiện để có thể cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời và tăng trưởng vượt bậc.


Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu cả những lý do và rào cản khiến các chiến lược trải nghiệm khách hàng thất bại. Những nguyên lý và phương pháp đã phát huy hiệu quả và trường tồn theo thời gian, được đúc kết từ nhiều trải nghiệm, bối cảnh, quy mô và môi trường khác nhau, trong và ngoài nước.


Tác giả là người ham thích nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các công ty và luôn đúc kết các thực tiễn đó thành những nguyên tắc, phương pháp luận. Tác giả lý giải rằng, phương pháp luận đi vào bản chất vấn đề, nó trả lời câu hỏi tại sao, còn khi bạn nghe câu chuyện thực tế của doanh nhân này hay lãnh đạo kia, thì nó chỉ trả lời câu hỏi cái gì và như thế nào. Không nắm được điều tại sao sau câu chuyện của họ, bạn không nắm được bản chất vấn đề, bạn chịu rủi ro lớn khi áp dụng vì khách hàng, sản phẩm, tổ chức, văn hóa,… của bạn khác. Trong khi đó, khi hiểu một nguyên tắc và phương pháp luận thì nó tương đương với hàng trăm tình huống thực tế.


Sở thích truyền tải những điều đúc kết được như vừa đề cập cũng là một lý do khiến tác giả trở thành nhà tư vấn và đào tạo sau gần hai thập kỷ điều hành thực tế. Dù là người trải nghiệm thực tế nhiều trước khi đi giảng dạy, tác giả luôn cho rằng: “Đừng kể một câu chuyện mà không nêu một thông điệp và đừng nêu một thông điệp mà không kể một câu chuyện. Người đi dạy thì phải dạy lý thuyết, đừng chỉ nói chuyện thực tế mà không rút ra nguyên lý. Người đi học thì cũng phải cố mà học được cái lý thuyết, cái nguyên lý chứ đừng hy vọng sao chép nguyên cách làm của người khác mà nghĩ rằng mình có thể thành công”. Do đó, nội dung cuốn sách này sẽ bao gồm cả câu chuyện thực tiễn và nguyên lý quản trị sau thực tiễn đó.


Ngoài ra, ông là người theo trường phái lý tưởng hóa nên thường đặt vấn đề mang tính hoàn hảo dù luôn ý thức rất rõ những thách thức thực tế của môi trường kinh doanh. Bởi vì, tác giả tin rằng, khi bạn phấn đấu cho sự hoàn hảo, khi bạn nhất quyết đi đến chân lý của vấn đề, bạn sẽ tiến gần đến vị trí đó. Ngược lại, khi bạn chinh phục một mục tiêu không vượt ra khỏi tầm với hiện tại của bạn, nghĩa là bạn đã lập kế hoạch cho một sự chậm tiến.


3. Khách hàng thật sự cần gì?

“Việc cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cố gắng hoàn thành là gì?”. Peter Drucker gợi cho chúng ta một câu trả lời rất hay: “Chỉ có một định nghĩa duy nhất cho mục đích kinh doanh: tạo ra khách hàng. Doanh nghiệp tồn tại để tạo ra giá trị – giá trị cho khách hàng được thể hiện qua việc doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu của họ (đổi mới sáng tạo) và giá trị cho doanh nghiệp được thể hiện bằng cách duy trì lợi nhuận (tiếp cận thị trường).


Từ góc độ này, tác giả đã sắp xếp các kỹ thuật hay chiến thuật trong “Khách Hàng Thật Sự Cần Gì?” theo 5 giai đoạn cung cấp các giải pháp mà khách hàng thấy có giá trị:

               ■ Khám phá giá trị: Tìm đúng vấn đề cần giải quyết cho khách hàng.

               ■ Định nghĩa giá trị: Thiết lập hướng giải quyết vấn đề đã xác định được.

               ■ Thiết kế giá trị: Tạo ra các giải pháp được mong đợi, có tính khả thi và hữu ích.

               ■ Cung cấp giá trị: Đưa giải pháp ra thị trường theo một mô hình kinh doanh thành công.

               ■ (Tái) phát triển giá trị: Tiếp tục đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp.

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tác giả
Công ty phát hành
Mã sản phẩm
Nhà xuất bản
Kích thước
Số trang:
Khối lượng
0.0 gram
Năm phát hành
01/2023

Đánh giá sản phẩm

Bạn phải Đăng nhập để nhận xét.