NỖ LỰC! NỖ LỰC! NỖ LỰC!


NỖ LỰC! NỖ LỰC! NỖ LỰC!


Đó là những gì xã hội hiện đại khuyến khích, thậm chí là ép buộc bạn phải làm. Và chúng ta dừng như đã quá xem thường, đến mức quên đi một hệ quả không mong muốn của việc nỗ lực quá mức: Sự kiệt sức.


Vậy, có cách nào để ta liên tục phát triển bản thân mà vẫn tránh được trình trạng kiệt sức?


Có cách nào để ta có thể cống hiến 100% sức lực cho công việc, trong khi vẫn cân bằng các nhu cầu khác trong cuộc sống?


Có cách nào để ta tối ưu hoá bản thân và vươn tới lối sống cao đẹp hơn?


Xem các biểu hiện dưới đây để biết bạn rơi vào tình trạng như nào nhé:


1. Rơi vào trạng thái TRẦM CẢM vì ép bản thân phải thành công


Trước kia khi nghe đứa bạn nói “trời ơi! Tao stress quá mầy ơi!” thì cũng an ủi nó này nọ, nhưng trong lòng nghĩ có gì mà tối ngày cứ la stress stress vậy không biết. Và có một ngày chính bạn cũng thốt lên  "Tôi STRESS quá", thì đừng ngạc nhiên gì cả vì cái gì cũng có lý do của nó:


>> Hiện nay có đến 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần.

>> Thuốc chống trầm cảm của người Mỹ đã tăng lên 400% so với thập niên trước. 


Khi mà ai cũng muốn thành công và thành công, và tự tạo áp lực bản thân. Rồi khi căng thẳng dâng cao thì việc thất bại trước những dịp quan trọng là chuyện không có gì ngạc nhiên.


Vậy đâu là công thức đúng để sống chung với Stress? Không phải phớt lờ nó đi, cũng không phải cố gắng chống chọi mà là Phân chia chu kỳ. Kastor -  Tên danh giá bậc nhất trong làng điền kinh Mỹ . Cô nắm giữ nhiều kỷ lục marathon của Mỹ. Cô duy trì khả năng chạy của mình nhờ bài học phân chia chu kỳ hợp lý. Xem chu kỳ đó như nào:


B1: Xác định phần cơ bắp hoặc loại kỹ năng mà bạn muốn phát triển

B2: Gây áp lực lên nó

B3: Nghỉ ngơi và phục hồi, cho phép cơ thể thích nghi

B4: Lặp lại – lần này tăng áp lực cho phần cơ hoặc kỹ năng mà bạn muốn phát triển thêm một chút so với lần trước



2. Dù có cố gắng cách mấy cũng chỉ là người đứng thứ 2 – No.2


Nic Lamb là một trong những vận động viên lướt ván xuất sắc nhất thế giới. Anh có thể cưỡi trên những con sóng cao bằng một toà nhà bốn tầng. Và bí quyết của Anh đơn giản là: 


“Trong quá trình luyện tập, tôi luôn tìm kiếm và thử cưỡi lên những con sóng khiến tôi thấy choáng ngợp. Chỉ khi bước ra khỏi vùng an toàn của mình thì lúc đó bạn mới có thể trưởng thành. Ép buộc bản thân đối đầu với trở ngại là điều tất yếu trên con đường phát triển và hoàn thiện. Nó ngược lại với sự bằng lòng”.


“Nếu tôi không bứt phá giới hạn của chính mình, nếu không bao giờ gặp trở ngại, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể khá lên được”.


Những người thành công đã trải qua cố gắng như nào?


>> Walt Disney từng bị từ chối 302 lần trước khi gom góp đủ tiền thành lập công ty Walt Disney. 

>> Jack Ma có 2 lần trượt đại học, 10 lần bị Harvard từ chối, 30 lần xin việc thất bại. Nếu bạn thất bại nhiều lần mà vẫn chưa biết lý do thì là vì bạn chưa biết cách tạo đủ áp lực cho mình.




3. Thường xuyên rơi tình trạng “Rặn mãi không ra ý tưởng đột phá – idea”


Như đã nói vì áp lực đủ thứ từ công việc, sự nghiệp, gia đình, … nên ai ai cũng vùi đầu, cắm mặt chạy tìm hướng đi, hay chỉ vùi đầu làm việc cực lực từ sáng đến tối và kết thúc ngày trong sự mệt mỏi. Và điều đáng nói là dù làm nhiều đến mấy thì vẫn là tư duy lối mòn, ý tưởng cạn kiệt, thiếu sự sáng tạo.


Có bao giờ bạn tự hỏi các thiên tài có những ý tưởng để đời trong hoàn cảnh nào không?


>> Thomas Edison thường nảy sinh các ý tưởng mới sau giấc ngủ trưa. 

>> Đạo diễn Woody Allen thường tranh thủ những lúc mình đi tắm để tìm cảm hứng sáng tạo. 


Tại sao các thiên tài đều có những ý tưởng để đời vào những lúc thư giản, nghỉ ngơi? Còn bạn thì vẫn miệt mài làm việc chăm chỉ kể cả ngày đêm mà chưa đi đến đâu. Hiểu rồi nhé! 


>> Một ý tưởng xuất sắc sẽ không xuất hiện khi bạn đang bề bộn với hàng nghìn việc. Một ý tưởng xuất sắc xuất hiện khi bạn đang nghỉ ngơi. Vì thế hãy có lịch trình dành cho bản thân, dù là 10 hay 20 phút mỗi ngày. Bất kể là hình thức nào: đi bộ, tập thiền, ngủ đủ giấc, ... hay là một kỳ nghỉ kéo dài. 



4. Nghĩ mình là siêu nhân, hệ điều hành đa nhiệm chính gốc – Làm nhiều việc cùng 1 lúc.


Có vẻ chúng ta thích làm việc kiểu "đa tác vụ", vì mỗi lần như vậy, ta cảm thấy như mình làm việc rất hiệu quả và cảm thấy cực kỳ hài lòng. Khi mà xã hội khuyến khích và ưu tiên "sự tối ưu hoá" và "đa nhiệm", và dĩ nhiên chúng ta không thể cưỡng lại mong muốn "tối ưu hoá" bản thân.


Nhưng không may nghiên cứu cho thấy chỉ có 1% dân số có thể làm việc đa nhiệm một cách hiệu quả và khả năng cao là bạn không thuộc thiểu số đó. Nên việc của bạn là cứ làm từng việc một -  STEP BY STEP

 mà tiến nhé!


Ah, bên cạnh đó thêm chứng bệnh nghiện smartphone nữa. Có đến 89% sinh viên mắc hội chứng "ảo tưởng điện thoại rung" mặc dù điện thoại đang ở chế độ tắt nguồn. Tốt nhất tránh xa các thiết bị số làm sao nhãng: smartphone, laptop, Tivi, … để làm việc. 



Nếu nhìn thấy bản thân mình qua bài viết này thì quyển sách  PEAK PERFORMANCE  – Tựa tiếng việt  PHONG ĐỘ CỰC ĐỈNH  của Tác giả Brad Stulberg và Steve Magness đích thực dành cho bạn. Không chỉ có những vấn đề trên và còn rất nhiều vấn đề bạn sẽ nhìn thấy mình trong quyển sách này, và dĩ nhiên sẽ làm bạn hài lòng với những Tips cực kỳ hữu ích.


ĐỘC GIẢ UY TÍN NÓI GÌ:


“Đây là một quyển sách đáng kinh ngạc về cách giữ vững phong độ đỉnh cao và tránh kiệt sức. Stulberg và Magness đã (và đang) cộng tác với những vận động viên hàng đầu và họ đã đúc kết những kinh nghiệm phong phú đó cùng với những kiến thức khoa học để cung cấp cho chúng ta những cái nhìn thực tế và mang tính ứng dụng cao.”

― Adam Grant, Tác giả sách bạn chạy nhất tờ Thời báo New York Times “Cho khế nhận vàng”


Tôi cảm thấy rất đồng điệu với quyển sách này. Brad và Steve đã truyền tải sự hiểu biết của mình về phong độ đỉnh cao một cách hết sức tỉ mỉ và chỉ cho ta cách để có thể đạt được chúng thông qua những lời chỉ dẫn hết sức thực tế về cách làm việc ở công sở hay vận động trên sân cỏ.

― Dick Costolo, CEO của Chorus, cựu CEO của Twitter.


CÁC COMBO SÁCH ƯU ĐÃI: