TRIẾT HỌC PLATO: 10 KHÁM PHÁ QUAN TRỌNG ĐÓNG GÓP CHO XÃ HỘI

Triết học Plato được truyền dạy bởi Socrates và hướng đến hàng loạt các chủ đề từ những thứ siêu hình cho đến thực tiễn hàng ngày. Dưới đây là 10 khám phá quan trọng nhất của ông trong triết học Hy Lạp cổ đại.

Nếu những mối quan tâm của triết học cổ điển Hy Lạp được giảm xuống chỉ còn 6 từ, chúng sẽ là: Sự thật, Vẻ đẹp và Lòng tốt.


Quan sát kỹ càng những khái niệm phía sau các từ ngữ này sẽ khiến chúng ta tới gần hơn với trí tuệ từ tâm của vũ trụ mà triết học Plato thường xuyên đề cập tới. Là môn đệ của Socrates, các công trình của ông đã sản sinh ra trường học Plato và sau đó là nhánh Neoplato. Neoplato đã truyền cảm hứng cho St. Augustine, người mà các tác phẩm và chức vụ đã ảnh hưởng nặng nề đến học thuyết Cơ đốc giáo hình thành vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.


Plato và Socrates đều quan tâm đến: Cái Thiện, Cái Đẹp, Sự Thật, Công Lý, Bản Ngã Cao Hơn, và Bản Chất Tự Nhiên Của Linh Hồn Con Người. Chúng ta thường thấy các chủ đề này là đối tượng chủ yếu của diễn ngôn trong các tác phẩm của Plato về các cuộc đối thoại Socrates.


Trong tác phẩm The Republic nổi tiếng của mình, Plato thảo luận về việc tổ chức các loại hình nhà nước, bắt đầu bằng cách khám phá tổ chức bên trong tâm hồn con người, tạo ra mối liên hệ rõ ràng giữa sức khỏe của cá nhân và sức khỏe của xã hội. Trên hết, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi sâu hơn vào bên trong con người mình để tìm kiếm chân lý vĩnh cửu.

Khám phá thứ I trong Triết học Plato: Công lý là tổng hòa của tất cả đức hạnh; đức hạnh là hạnh phúc

“Chúng ta kiếm tìm công lý, thứ mà còn quý giá hơn vàng.” – Socrates nói trong The Republic của Plato Plato khẳng định rằng một người công chính tận hưởng “trật tự nội tại”, trong khi người bất công thì mâu thuẫn với chính mình. Việc một triết gia coi trọng việc khám phá “cái tôi hướng nội” dường như khá tự nhiên. Nhưng Plato đã gợi ý rằng, thực chất đây là một phần không thể thiếu trong việc theo đuổi công lý.


Để sống một cuộc đời công chính, con người phải hướng tới mục tiêu trở nên đức hạnh bởi vì đức hạnh là một điều kiện tiên quyết cho tri thức. Và tri thức thật sự, trái ngược hoàn toàn với niềm tin đơn thuần, là liên kết gần nhất của con người với thánh thần.


Một người hoài nghi nền dân chủ, Triết học Plato đề xuất rằng các quốc gia nên được cai trị bởi "các vị vua triết học", hoặc những cá nhân có trí tuệ cao tận tâm theo đuổi công lý và học tập. Vị vua triết học, sau khi đạt được một mức độ thông thái nhất định từ việc nghiên cứu và suy ngẫm, sẽ tìm cách truyền cảm hứng cho các thần dân để họ theo đuổi đức hạnh một cách bình đẳng.


Vì vua triết học không sử dụng dư luận, hay nói theo cách nói của Plato là “Con thú khổng lồ”. Thay vào đó, tâm trí của ngài chỉ tập trung vào sự thật vì lợi ích của sự thật....


Không giống như phần lớn người khác, vị vua triết học biết rằng cuộc đời là đáng sống bởi vì ngài có tri thức của “Cái thiện” – một khái niệm sẽ được dẫn giải trong khám phá bên dưới. Hạnh phúc sản phẩm của tri thức này và để cho một người có thể đạt được hạnh phúc, trên tất cả anh ta phải theo đuổi đức hạnh.


Một sự hiểu thấu then chốt của triết học Plato là trong cuộc đời này, việc theo đuổi công lý sẽ có lợi hơn là bất công. Những ai thực sự công chính sẽ biết hạnh phúc, còn những ai bất công thường nhầm lẫn không có đau khổ chính là hạnh phúc.

Khám phá thứ II trong Triết học Plato: Bản chất của thánh thần

Ở thời kỳ của Plato, các học giả Hy Lạp không còn tin vào sự tồn tại thực sự của các vị thần như Apollo, Zeus, và Aphrodite. Bởi tôn giáo Hy Lạp không yêu cầu phải có đức tin, nên có thể suy ra rằng ông cũng rơi vào nhóm này.


Trong những bài đối thoại của mình, ông dùng tên của những vị thần khác nhau, đồng thời dùng thay thế những từ như “Thượng đế”, và “vũ trụ”.

Bức tranh nổi tiếng thế giới về các vị thần Hy Lạp

Bức tranh nổi tiếng thế giới về các vị thần Hy Lạp

Ông đã có rất nhiều khám phá quan trọng về thánh thần, bởi thế chẳng có gì ngạc nhiên khi phần lớn triết học Plato có bản chất siêu hình. Nhưng thú vị nhất phải kể đến là niềm tin phát nguyện của ông vào sự tái sinh. Plato đề cập đến “bánh xe luân hồi” mà “linh hồn tinh khiết” có thể thoát ra và “cư ngụ với những vị thần mãi mãi.”


Ông cũng tuyên bố là những vì thần, hoặc Thượng đế, không có trách nhiệm gì với những tội lỗi trong thế giới này, một ý tưởng vẫn còn tồn tại trong đạo Cơ Đốc thông qua khái niệm về tội lỗi nguyên thuỷ: Thượng đế là đấng nhân từ tạo ra vạn vật và điều ác của con người là sản phẩm của ý chí sai lầm hoặc ảo tưởng của anh ta.


Thượng đế đã “miễn nhiễm với việc thay đổi từ bên ngoài” bởi ngài đã đạt đến cảnh giới cao nhất của sự hoàn hảo. Tại thời điểm sáng tác, điều này có thể được hiểu là sự quở trách các vị thần Hy Lạp và sự can thiệp của họ xuống Trái đất, thường được ngụy trang dưới hình dạng con người hoặc động vật.


Khám phá thứ III trong Triết học Plato: Về quyền bình đẳng của phụ nữ

Plato thừa nhận sự chênh lệch về sức mạnh thể chất giữa hai giới nam và nữ. Nhưng về tất cả các khía cạnh khác, ông tin rằng phụ nữ và nam giới là bình đẳng và không nên từ chối cơ hội của ai đó dựa trên giới tính.


Trong mô tả của mình về quốc gia lý tưởng, Plato đã giải thích rõ hơn về điểm này trong con người của Socrates. Ông tuyên bố ở cuối cuộc đối thoại về quyền bình đẳng của phụ nữ, “cùng bản chất thì phải được phép theo đuổi cùng một mục đích.”


Đó là điều hiển nhiên đối với độc giả đương đại. Nhưng quan điểm này đã gây tranh cãi ở Thế giới Địa Trung Hải cổ đại và thậm chí nằm trong phạm vi rộng lớn hơn của triết học Hy Lạp thời đó, nơi các xã hội bình đẳng hầu như không tồn tại.

Khám phá thứ IV trong Triết học Plato: Ba phần của linh hồn


Plato nhẹ nhàng tán thành thuyết Orphism, một giáo phái tôn giáo cổ đại của thần Orpheus khuyến khích chủ nghĩa khổ hạnh trần tục và cuộc sống vĩnh cửu của linh hồn.


Có lẽ bị ảnh hưởng bởi điều này nên trong triết học Plato mỗi người đều có một linh hồn. Và mỗi linh hồn đều có ba phần: lý trí, phi lý trí và dục vọng.


Lý trí là sự phản chiếu, nó kiếm tìm tri thức, trật tự và kỷ luật thông qua sự phản chiếu nội tâm. Phi lý trí thỏa mãn ham muốn và có thể là tổng hòa của bất cứ sự thôi thúc nào làm xao nhãng lý trí, ví dụ khao khát tình dục, đói, và đam mê. Phần thứ ba, yếu tố dục vọng làm cho hai phần kia trở nên sinh động. Plato gọi điều lý tưởng nhất là “phụ trợ của lý trí,” hướng linh hồn về phía lẽ phải và kỷ luật.


Khám phá thứ IV trong Triết học Plato: Ba phần của linh hồn

Plato nhẹ nhàng tán thành thuyết Orphism, một giáo phái tôn giáo cổ đại của thần Orpheus khuyến khích chủ nghĩa khổ hạnh trần tục và cuộc sống vĩnh cửu của linh hồn.


Có lẽ bị ảnh hưởng bởi điều này nên trong triết học Plato mỗi người đều có một linh hồn. Và mỗi linh hồn đều có ba phần: lý trí, phi lý trí và dục vọng.


Lý trí là sự phản chiếu, nó kiếm tìm tri thức, trật tự và kỷ luật thông qua sự phản chiếu nội tâm. Phi lý trí thỏa mãn ham muốn và có thể là tổng hòa của bất cứ sự thôi thúc nào làm xao nhãng lý trí, ví dụ khao khát tình dục, đói, và đam mê. Phần thứ ba, yếu tố dục vọng làm cho hai phần kia trở nên sinh động. Plato gọi điều lý tưởng nhất là “phụ trợ của lý trí,” hướng linh hồn về phía lẽ phải và kỷ luật.


Khám phá thứ V trong Triết học Plato: Hình thức căn bản của triết học Hy Lạp

“Doxa” là từ Hy Lạp cổ đại để chỉ bất cứ thứ gì xuất hiện hoặc có vẻ như vậy; nói cách khác, thế giới có thể được nhận thức bằng năm giác quan. Trong triết học của Plato, thế giới doxa này ít thực hơn thế giới của các hình thức căn bản. Những hình thức căn bản không thay đổi và vĩnh cửu là đối tượng thực sự duy nhất của tri thức.


Hình thức căn bản là một nguyên tắc vô hình, minh bạch, được thống nhất và không thể thay đổi. Điều này khá trừu tượng đối với những người mới học triết học. Và một phép loại suy hay dùng để minh họa là quy luật khoa học về tự nhiên hoặc quy luật toán học: nó có thật không thể chối cãi, nhưng bạn không thể nhìn thấy nó. Trên thực tế, nó thậm chí còn “thật” hơn bất cứ thứ gì bạn có thể cảm nhận được tại thời điểm này, bởi vì nó sẽ vẫn tồn tại ở dạng hoàn toàn không thay đổi rất lâu sau khi mọi thứ bạn đang nhận thức không còn nữa.


Trong The Republic, Plato khám phá chi tiết bản chất của hình thức căn bản của cái đẹp, một niềm đam mê của triết học Hy Lạp. Về cơ bản, vẻ đẹp là thống nhất, bất biến và vĩnh cửu. Nhận biết vẻ đẹp biểu hiện ở một người hay một sự vật không phải là kiến thức về bản chất của nó. Đó chỉ là niềm tin vào một biểu hiện cách biệt.

Kiến thức thực sự về hình thức cơ bản của vẻ đẹp đi kèm với sự hiểu biết rằng nó vĩ đại hơn bất kỳ biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào.


Socrates nói: “Bây giờ, nếu một người tin vào sự tồn tại của những thứ đẹp đẽ, nhưng không tin vào chính cái Đẹp, và không thể đi theo người dẫn lối cho anh ta tri thức về nó, thì anh ta không phải đang sống trong một giấc mơ sao?”

Trong câu trích dẫn này, Plato, với tư cách là Socrates, đang nói rằng bất kỳ biểu hiện nào của vẻ đẹp trong “Thế giới vẻ bề ngoài” chỉ đơn thuần là diện mạo của hình thức căn bản của nó. Và sự kết hợp giữa vẻ bề ngoài và sự thật đòi hỏi người ta phải dấn thân vào một ảo tưởng.


Hình thức căn bản và mối quan hệ doxa tương tự như bản chất cơ bản của một cái gì đó so với những thứ tạo nên đặc tính của nó. Vì vậy, trong khi nhiều người có “niềm tin” về vẻ đẹp từ những gì họ có thể cảm nhận được, thì ít người có được kiến thức về hình thức thực sự và vĩnh cửu của nó.


Khám phá thứ VI trong Triết học Plato: “Cái thiện” là đối tượng tối cao của tri thức

Câu nói nổi tiếng của Socrates với Glaucon, trong The Republic

Câu nói nổi tiếng của Socrates với Glaucon, trong The Republic

Nếu không có kiến thức về “Cái Thiện” thì người ta sẽ bỏ lỡ giá trị có trong tất cả những điều khác. Bởi vì, theo triết lý của Plato, Cái Thiện làm cho thế giới dễ hiểu. Và lĩnh hội được nó là một sự soi rạng mà chỉ có thể có được sau một quá trình rèn luyện trí tuệ lâu dài, giống như trường hợp vị vua triết học.


Trong The Republic, Socrates không thể mô tả “Cái Thiện” bằng những thuật ngữ nhất định nhưng ông dùng phép loại suy để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.


Ông nói rằng các đối tượng của tri thức có thể nhìn thấy được và được nuôi dưỡng bởi "Thiện lương" giống như cách ánh sáng từ mặt trời giúp chúng ta nhìn thấy và hiểu biết về các đối tượng trên Trái đất. Bằng cách này, các đối tượng của tri thức bắt nguồn từ chính bản thể của chúng từ Cái Thiện. Do đó, Thiện lương không giống như bản thể mà đã vượt trên nó.


Hình thức cơ bản của nó là lớn nhất bởi vì nó mang lại sự sống cho tất cả những người khác và là hình thức cuối cùng được nhận thức, bằng sự khó khăn cùng cực.


Plato tuyên bố Cái Thiện là đối tượng cao nhất của “Thế giới chỉ có thể nhận biết được bằng trí óc”, bao gồm các hình thức căn bản và toán học. “Thế giới chỉ có thể nhận biết được bằng trí óc” này tương ứng với các trạng thái của tri thức (episteme) và tư duy (dianoia) trong con người.


“Thế giới vẻ bề ngoài”, thế giới của những thứ và hình ảnh hữu hình, tương ứng với những trạng thái nhỏ hơn của niềm tin (pistis) và tưởng tượng (eikasia) ở con người. Pistis là một dạng nhận thức thấp hơn vì nó tách rời khỏi mọi kiến thức về Cái Thiện và thế giới cơ bản mà nó mang lại sự sống. Nó hoàn toàn gắn liền với thứ có thể nhìn thấy được, và do đó, chỉ là sự thoáng qua của sự vật thực.


Khám phá thứ VII trong Triết học Plato: Câu chuyện ngụ ngôn về cái hang 

Có lẽ đây là chủ đề được biết đến nhiều nhất trong Bách khoa toàn thư về triết học, truyện ngụ ngôn về cái hang là một bài bình luận về tình trạng của con người trong mối quan hệ giữa sự thật và ảo tưởng.

Theo Plato: “Những gì chúng ta nghĩ là có thật, hay doxa, thực ra chỉ là một ảo ảnh hoặc một cái bóng đơn thuần của thực tại.”

Theo Plato: “Những gì chúng ta nghĩ là có thật, hay doxa, thực ra chỉ là một ảo ảnh hoặc một cái bóng đơn thuần của thực tại.”

  1. Plato đưa ra một kịch bản trong đó có một nhóm người được sinh ra trong một cái hang. Họ dành cả đời ở nơi này, không biết gì về thế giới bên ngoài. Tại một số vùng rìa xa xa, ánh sáng ở lối vào của chiếc hang tràn vào từ bên ngoài. Nhưng, tất nhiên, họ không nhận thức được điều này.


  2. Những cư dân trong hang bị xích ở một vị trí sao cho họ chỉ nhìn thấy những gì trực tiếp trước mắt. Và những gì họ thấy là những hình bóng trên một bức tường được tạo ra bởi các bậc thầy múa rối ở phía trước ngọn lửa đằng sau họ.


  3. Do đó, toàn bộ thực tại của những cư dân sống trong hang động bị giam cầm này là các chuyển động của những cái bóng trên bức tường trước mặt họ.


  4. Câu chuyện ngụ ngôn này minh họa những lời dạy của Plato về Thế giới bề ngoài so với Thế giới chỉ có thể nhận biết được bằng trí óc. Nhìn chung, ông cho rằng nhân loại đang giống như những cư dân trong hang động. Những gì chúng ta nghĩ là có thật, hay doxa, thực ra chỉ là một ảo ảnh hoặc một cái bóng đơn thuần của thực tại. Và thế giới thực, mà phần lớn không có nổi ý niệm mơ hồ mờ nhạt nhất, lại đang diễn ra bên ngoài hang động.


  5. Bây giờ, giả sử một trong những cư dân trong hang động được giải thoát khỏi xiềng xích của anh ta và tìm cách rời khỏi nơi đây. “Khi anh ấy bước ra ngoài ánh sáng,” Socrates nói, “liệu rằng anh ta có thấy đôi mắt của mình chứa đầy hào quang đến mức không thể thấy bất cứ điều gì trong số những điều mà mình đã được kể là có thật không?”


  6. Anh ta sẽ cần phải “quen dần” trước khi nhìn thấy “những thứ của thế giới bên ngoài”, giống như cách con người phải dành thời gian cho việc nghiên cứu và suy ngẫm để có kiến thức về các dạng của Thế giới chỉ có thể nhận biết được bằng trí óc.


  7. Khám phá thứ VIII trong Triết học Plato: Vương quốc lý tưởng 

  8. Plato dành vài chương trong The Republic để khắc hoạ vương quốc lý tưởng.


  9. Như đã nêu trước đó, vương quốc này được thiết lập bởi một vị vua triết học. Và tầng lớp quản trị sẽ không phải là cha truyền con nối bởi vì vượt trên tất cả, vương quốc này được thúc đẩy bởi đức hạnh.


  10. Cần thận trọng với sự “giàu sang vĩ đại” bởi đây là thứ có xu hướng làm suy yếu vương quốc bằng những cuộc nội chiến giữa các tầng lớp. Theo Plato, cả sự “sang trọng và lười nhác” lẫn nghèo khổ đều có “xu hướng lật đổ”. Sự xâm lược là sản phẩm của việc tăng trưởng giàu sang thiếu kiềm chế.


“Sự thống nhất” là một chủ đề khác xuyên suốt triết học Plato, đây là điều vô cùng quan trọng đối với sự khỏe mạnh của một vương quốc. Các công dân cần được gắn kết bởi các thể chế mà trong đó họ đều có những mong muốn chung.


“Khi một trong số chúng ta bị đau ngón tay thì toàn thể sự gắn kết thể xác được tập hợp trong linh hồn và thống nhất bởi yếu tố cai trị sẽ nhận thức và đều chia sẻ nỗi đau đó,” Socrates nói.


Sự tương đồng về trải nghiệm thống nhất của cơ thể con người nói lên lời thúc giục của Plato rằng khi một bộ phận của xã hội bị tổn thương, thì toàn bộ xã hội phải cảm nhận được điều đó. Việc vận hành giống như trong cùng một cơ thể sẽ tạo ra một quốc gia khỏe mạnh.


Khám phá thứ IX trong Triết học Plato: Tầm quan trọng của toán học

Đối tượng của tư tưởng thuần túy là những con số và hình dạng. Do đó thật dễ hiểu khi toán học giành được vị trí của mình trong thế giới cao hơn, nơi chỉ có thể nhận biết được bằng trí óc.


Niềm tin này bắt nguồn từ sự khẳng định rằng không có chân lý nào được tìm thấy trong những thứ biến đổi. Ví dụ, hình học là “kiến thức về sự tồn tại bên ngoài”. Ngoài ra, các chủ đề khác, chẳng hạn như khoa học tự nhiên, nghiên cứu những thứ “trở thành thế này hoặc thế kia vào một lúc nào đó và sau đó sẽ không còn nữa”.

Toán học là thứ “đánh thức sức mạnh của suy nghĩ” và “hướng chúng ta về phía thực tại.”

Toán học là thứ “đánh thức sức mạnh của suy nghĩ” và “hướng chúng ta về phía thực tại.”

Vì lý do này, việc nghiên cứu toán học trong những năm tháng đầu đời của một người là cực kỳ quan trọng trong triết học của Plato về vương quốc lý tưởng. Làm quen với các khái niệm toán học trừu tượng sẽ hình thành nên năng lực nhằm đạt được kiến thức về các dạng cơ bản cho học sinh.


Thực tế là, Plato đã nói rằng thực ra không có gì là học hỏi cả. Và việc học đó thực sự là sự thừa nhận kiến thức trước đây, hay còn gọi là "tiên nghiệm", từ những kiếp sống trước đây của linh hồn. Kiến thức về sự thật hiện hữu và bất biến này trở nên đặc biệt rõ ràng khi nghiên cứu toán học, thứ “đánh thức sức mạnh của suy nghĩ” và “hướng chúng ta về phía thực tại.”


Khám phá thứ X trong Triết học Plato: Bằng chứng về sự bền vững và vĩnh cửu của linh hồn 

Trong Phaedo, cuộc đối thoại của Plato về linh hồn, cái chết được mô tả là linh hồn tách khỏi hình dạng con người. Và trong The Republic, một lời biện minh cho sự bất tử của nó xuất hiện.


Logic của ông như sau: mọi thứ đều có một “cái ác riêng biệt” làm hư hại và cuối cùng là tiêu diệt nó. Ví dụ, cơ thể con người bị xuống cấp bởi các tác động bên ngoài như thức ăn không tốt hoặc lối sống kém không lành mạnh. Cuối cùng nó sẽ không chống chọi được với những tác động này, nhưng không thể bị phá hủy hoàn toàn bởi bất cứ thứ gì ngoại lai. Tình trạng bệnh tật cùng với đồ ăn thức uống không tốt, sẽ dẫn đến cái chết.

Tác phẩm “Cái chết của Socrates” của Jacques-Louis David

Tác phẩm “Cái chết của Socrates” của Jacques-Louis David

Do đó, cơ thể bị hủy hoại, và sự hủy diệt xảy ra khi một tà ác bên ngoài tác động lên một trạng thái bên trong vốn đã bị bệnh.


Tuy nhiên, linh hồn không tan biến khi bị huỷ hoại bởi sự gian ác và sa đọa. Nó có thể tiếp tục trong tình trạng đó, đối lập với bản chất của nó cho đến khi cơ thể chết và linh hồn được giải phóng.


Do đó, theo triết lý của Plato thì “linh hồn không bị tiêu diệt bởi bất kỳ điều ác nào, của chính nó hay của kẻ khác,” và rằng “rõ ràng nó là một thứ tồn tại vĩnh viễn và do đó là bất tử.”


Có rất nhiều tài liệu về tình trạng của linh hồn trong Bách khoa toàn thư về triết học, nhưng bản tóm tắt của Plato có lẽ là một trong những ghi chép đẹp đẽ nhất:


“Mô tả của chúng ta đúng với hình dáng hiện tại của linh hồn; nhưng ta đã thấy linh hồn đã bị tác động bởi vô số điều xấu xa giống như tình trạng thần biển Glaucus. Ta khó có thể nhận ra nổi hình dáng ban đầu của ngài bởi tay chân đã bị gãy rời hoặc nát vụn. Sóng biển đã làm ngài biến dạng. Cỏ dại, đất đá và vỏ sò đã bao phủ khiến ngài giống một con quái vật nào đó hơn là hải thần. Nhưng chúng ta phải nhìn vào chỗ linh hồn yêu hiểu biết, yêu triết lý và chú ý cách linh hồn tìm cách hiểu rõ và trò chuyện với thế giới thần thánh, bất tử và vĩnh cửu tương tự với mình. Và linh hồn sẽ trở thành thứ gì nếu hoàn toàn theo đuổi thôi thúc đưa mình ra khỏi biển khơi, từ đáy đại dương thăm thẳm vùng lên, rũ sạch sự hoang dã của đất đá cùng vỏ sò bởi vì muốn tìm kiếm thứ mà con người gọi là hạnh phúc khi sống bằng nguồn thực phẩm trần thế. Lúc đó, người ta có thể nhìn thấy bản chất thực sự của linh hồn, bất kể nó có thể là gì, dù đa dạng hay đơn thuần.” - Socrates nói về tình trạng của linh hồn trong The Republic của Plato.

Bài mới nhất
Next Article
TAGS
  • # Học IELTS
  • # review
  • #12 quy luật cuộc đời
  • #12 rules for life
  • #13 điều người có tinh thần thép không làm
  • #3 bước để xác định cơ hội thị trường đắt giá cho doanh nghiệp
  • #AI
  • #Bessel Van Der Kolk
  • #Best Seller
  • #Beyond Order
  • #Bullshit Jobs
  • #Bí kíp chống tụt mood
  • #Bí quyết học gì giỏi nấy
  • #Bạn muốn làm gì với đời mình
  • #Bộ sách Phụ nữ tự tin làm chủ cuộc đời
  • #Carol Tice
  • #Chatter - Trò chuyện với chính mình
  • #Chiêm tinh 101
  • #Chiêm tinh học
  • #Chiêm tinh học hàng tuần
  • #Chuyến tàu một chiều không trở lại
  • #Chạy trong chánh niệm
  • #Cung hoàng đạo
  • #Công thức Grit cho tình yêu
  • #Công ty vĩ đại nhờ tinh thần khởi nghiệp
  • #Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con
  • #Cẩm nang tự học IETLS
  • #Cứ bay rồi sẽ cao
  • #David Lester
  • #Doanh nhân Part-time
  • #Du Phong
  • #Dòng chảy ý thức
  • #Dạy học với trọn vẹn yêu thương
  • #Esther Perel
  • #Giáo dục, Tương lai và đổi mới
  • #Grant Cardone
  • #Góc chuyện trò
  • #Hình ảnh chuyên nghiệp nâng cao vị thế
  • #Hữu Phỉ
  • #IETLS
  • #Joanna Martine Woolfolk
  • #Joey Coleman
  • #Jordan B. Peterson
  • #Khởi nghiệp tinh gọn
  • #Kiên Trần
  • #Kiến tạo tương lai
  • #Kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh
  • #Little Stories
  • #Lost connections
  • #Làm việc từ xa sao cho hiệu quả
  • #Làn sóng thứ Năm
  • #Lý Tiểu Long
  • #Marketing - Đột phá trước khi bị đá
  • #Mất kết nối
  • #Mở cửa tương lai
  • #Nghiến răng nỗ lực vươn lên dẫn đầu
  • #Nghĩ khác để sống khác
  • #Nghệ thuật giảng dạy
  • #Nguyễn Dương
  • #Nguyễn Phi Vân
  • #Nguyễn Quang Lập
  • #Nguyễn Tuấn Quỳnh
  • #Nguyện ước yêu thương
  • #Người tiên phong
  • #Nhan Húc Quân
  • #Nhi Phan
  • #Nhà quản lý linh hoạt
  • #Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
  • #Những tản văn bị bỏ quên của Bọ Lập
  • #Những đế chế công nghệ số
  • #Nym - Tôi của tương lai
  • #Nội tình của ngoại tình
  • #Nội tình sau hôn nhân
  • #Omoiyari
  • #Peter Hollins
  • #Phép màu để vượt lên chính mình
  • #Priest đại nhân
  • #Saigon Books
  • #Sang chấn tâm lý
  • #Scott Galloway
  • #Spenditude - Làm chủ đồng tiền, tự do tài chính
  • #Sách Startup
  • #Sách cho gia đình
  • #Sách kỹ năng
  • #Sách làm đẹp
  • #Sách lịch sử
  • #Sách mới
  • #Sách thiếu nhi
  • #Sách tiếng Anh
  • #Sách văn học
  • #Textbook
  • #Thiết kế sự nghiệp cá nhân
  • #Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • #Thiền sư và em bé 5 tuổi
  • #Thiền thật ra không khó
  • #Thông cáo báo chí
  • #Thư viện Textbook
  • #Thầy Minh Niệm
  • #Thời kỳ hậu corona
  • #Tiềm năng lớn
  • #Toàn thư chiêm tinh học nhập môn
  • #Triết học
  • #Trong mất mát tình người vẹn nguyên
  • #Trí tuệ của sự tha thứ
  • #Trải nghiệm khách hàng xuất sắc
  • #Trải nghiệm nhân viên
  • #Trần Luân Tín
  • #Tài chính doanh nghiệp
  • #Tái tạo tổ chức
  • #Tâm lý học
  • #Tôi đi tìm tôi
  • #Tôi, tương lai & thế giới
  • #Tư duy lại chiến lược
  • #Tết sum vầy
  • #Tết trọn yêu thương
  • #Tự truyện Helen Keller - Câu chuyện đời tôi
  • #Vu Lan
  • #Vì sao Phật giáo giàu chân lý
  • #Vũ khúc mùa hè
  • #Vương triều Tudor cuối cùng
  • #Vượt khỏi giới hạn - Làm chủ cuộc đời
  • #Vượt lên trật tự
  • #Where to play
  • #chiêm tinh
  • #chiêm tinh học giải mã các mối quan hệ
  • #chánh niệm cho người bận rộn
  • #chương trình khuyến mãi
  • #combo sách hay
  • #ebook
  • #event
  • #kinh doanh chắc thắng
  • #lưu đình long
  • #lắng nghe hơi thở
  • #nghệ thuật lãnh đạo
  • #review
  • #sách NLP
  • #sách hay
  • #sách học ielts
  • #sách làm đẹp
  • #sách lịch sử
  • #sách mới
  • #sách nghệ thuật giao tiếp
  • #sách starup
  • #sách cho lãnh đạo
  • #sách hay
  • #sách hay về sức khỏe gia đình
  • #sách khởi nghiệp
  • #sách kinh doanh
  • #sách kinh tế
  • #sách sức khỏe
  • #sách tinh thần
  • #sống chậm để yêu thương
  • #sức khỏe gia đình
  • #sự kết thúc của thời đại giả kim
  • #thiền cho người năng động và hoài nghi
  • #thế giới ba không
  • #trải nghiệm khách hàng
  • #tuyển dụng
  • #tuyển tập sách hay
  • #Ông giáo làng trên tầng gác mái
  • #Điều gì quan trọng trong đời bạn
  • #Đường về chân hạnh phúc
  • #Đại học Hoa Sen
  • #Để không mất thêm một khách hàng nào nữa
  • #Đổi mới doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng
  • #Đừng chạy theo số đông
  • #đọc sách
  • #đọc thử