TẠI SAO CHÚNG TA YÊU VÀ GHÉT JORDAN PETERSON?

Sức hấp dẫn của nhà tâm lý học người Canada - Jordan Peterson nằm ở chỗ ông chính là mỗi người trong chúng ta, những kẻ không thể cưỡng lại được những tranh luận vô nghĩa trên Facebook, những người cảm thấy quyền tự cho mình là đúng trên Twitter hoặc hả hê trước sự bại trận của đảng phái chính trị đối lập.


Vào một ngày đầu năm 2020, Jordan B. Peterson đã trở về từ cõi chết. Khi ấy học giả 57 tuổi người Canada nghiện benzodiazepines (một loại ma túy bao gồm thuốc Xanax và Valium) này đã được các bác sĩ ở một phòng khám tại Nga đưa vào trạng thái hôn mê kéo dài 9 ngày. Ông bất tỉnh khi cơ thể trải qua các tác động khủng khiếp của việc cai nghiện. Sau khi tỉnh dậy, thấy mình bị trói ở trên giường, ông đã cố gỡ bỏ ống truyền ở cánh tay và rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt.


Câu chuyện cai nghiện này được công bố vào tháng 2 năm 2020 đã trả lời cho một bí ẩn: Chuyện gì đã xảy ra với Jordan Peterson? Trong ba năm trước khi ông biến mất từ mùa hè năm 2019, tên tuổi của vị Giáo sư ít người biết tới trước đây đã tràn ngập các chuyên mục báo chí, diễn đàn trên mạng và những cuộc tranh luận chiến tranh văn hóa.


Cuốn sách 12 Quy luật cuộc đời: Thần dược cho cuộc sống hiện đại xuất bản năm 2018 đã bán được hàng triệu bản. Ông đã tổ chức 160 buổi diễn thuyết giới thiệu sách tới các thành phố, thu hút được 3000 người mỗi đêm. Trên trang web của mình, ông để mức giá 90$ cho một khóa học để có thể hiểu rõ hơn về “cá tính độc đáo” của bạn. Một cửa hàng chính thức bán các vật dụng cá nhân của ông như: cốc, sticker, poster, vỏ điện thoại, túi vải. Ông cũng tạo ra một hình mẫu tri thức công hoàn toàn mới, pha trộn giữa Marcus Aurelius và Martha Stewart.

Tại sao chúng ta yêu và ghét Jordan Peterson?

Jordan Peterson và người vợ của mình, Tammy

Cái giá của điều này là ông luôn sống trong luồng tranh cãi dữ dội của mọi người. Tùy thuộc vào việc bạn tin tưởng điều gì, Jordan Peterson có thể là một người hướng dẫn nghiêm khắc nhưng tốt bụng đối với một thế hệ những thanh niên lạc lối, hoặc cũng có thể là một kẻ phản động to mồm với những quan điểm kích động cánh hữu và phản ứng dữ dội với nữ quyền. Ông vừa được sùng kính như một người có uy tín vô cùng lớn, vừa bị kết tội là một kẻ lang băm nguy hiểm, được ngưỡng mộ và sỉ vả bởi hàng triệu người.


Mới đây, Giáo sư Jordan Peterson đã trở lại với công chúng bằng cuốn sách mới: Beyond Order: 12 More Rules for Life – một tựa đề hấp dẫn, dựa trên những trải nghiệm gần đây của ông. Bí ẩn ngày càng sâu sắc: Điều gì thực sự đã xảy ra với Jordan Peterson, và tại sao ông trở lại với thêm nhiều quy luật nữa?


Lớn lên tại Fairview, Alberta, Jordan Peterson có vẻ bên ngoài khá nhỏ so với độ tuổi của mình, điều này đã giúp ông nuôi dưỡng sự thông minh nhanh nhẹn và cả sự say mê với sức mạnh và bạo lực của tính nam truyền thống. Có lần, ông đã kể trên Facebook về việc tình cờ nghe được câu chuyện của một người hàng xóm tên Tammy Roberts đang nói đùa với cô bạn mình về việc cô ấy muốn giữ họ của mình lại nên hẳn sẽ phải cưới một “kẻ nhu nhược” nào đó. Rồi Roberts nhìn quanh và cầu hôn với cậu bé thiếu niên Jordan Peterson.


Khi còn trẻ, ông dành một mùa hè làm việc tại tuyến đường sắt ở Saskatchewan. Thời sinh viên, ông từng bị một tên tội phạm tấn công trong lần ghé thăm một nhà tù an ninh. Trên ngực tên này có một vết sẹo kinh khủng mà ông phỏng đoán là do phẫu thuật hoặc bị chém bằng rìu. “Vết thương này hẳn đã giết chết một người đàn ông nhỏ thó hơn, giống như tôi chẳng hạn”, ông nói.


Jordan Peterson luôn đau đáu về việc làm thế nào để trở thành một người đàn ông vĩ đại hơn. Lớn lên trong một gia đình theo đạo Thiên chúa ôn hòa, khi còn là một thiếu niên, ông đã quyết định rằng “tôn giáo là dành cho những kẻ ngu dốt, yếu đuối và mê tín”. Ông khao khát một cuộc cách mạng của cánh tả, một sự thúc giục kéo dài cho đến khi ông gặp được vài nhà hoạt động cánh tả ở trường đại học. Sau khi bác bỏ hết tất cả các ý thức hệ, ông quyết định rằng mối đe dọa của Chiến tranh lạnh khiến việc hiểu được điều gì đã kích động phá hủy bên trong con người là vô cùng quan trọng. Từ đó ông bắt đầu nghiên cứu tâm lý học.


Bên cạnh việc theo đuổi học vị Tiến sĩ, giảng dạy ở trường Đại học Harvard và Toronto và lập gia đình với Tammy vào năm 1989 (bà có lấy họ của ông), Jordan Peterson bắt tay vào viết cuốn sách đầu tiên của mình, một cuộc khảo sát về nguồn gốc của đức tin. Tham vọng của cuốn sách là để lý giải mọi thứ, đặc biệt là câu chuyện về lòng nhân đạo đã được định hình bởi tình yêu của loài người đối với những chuyện kể ra sao.


Cuốn “Maps of Meaning” xuất bản năm 1999 được xây dựng dựa trên công trình của các giáo sư như Joseph Campbell, học giả văn học và tôn giáo, người đã tranh luận rằng mọi huyền thoại dường như đều xuất phát từ một nguyên mẫu nhiệm vụ duy nhất (“Độc huyền” của Campbell đã truyền cảm hứng cho phần phim Chiến tranh giữa các vì sao). Trong “hành trình anh hùng” này, một thanh niên thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ của mình, đối mặt với quái vật, chống lại sự cám dỗ, nhìn chằm chằm vào vực thẳm và tuyên bố một chiến thắng vĩ đại. Trở về nhà với thứ mà Campbell gọi là “sức mạnh hào phóng ban tặng cho đồng loại của mình”, người hùng cũng giành được quyền tự do để chung sống hòa bình với chính mình.

Tại sao chúng ta yêu và ghét Jordan Peterson?

Giáo sư Peterson năm 2017 tại trường đại học Toronto

Vào mùa thu năm 2016, Jordan Peterson nắm lấy cơ hội để dấn thân vào nhiệm vụ của mình. Một dự luật của Quốc hội Canada có tên C-16 đã đề xuất thêm “nhận dạng hoặc biểu hiện giới tính” vào danh sách các đặc điểm được bảo vệ trong Đạo luật Nhân quyền của quốc gia, cùng với giới tính, chủng tộc, tôn giáo, v.v... Đối với Peterson, dự luật là bằng chứng cho thấy văn hóa cánh tả đã nắm bắt được việc hoạch định chính sách công và dùng luật để áp đặt các mệnh lệnh hiện hành của mình. Trong một video trên YouTube có tiêu đề “Giáo sư chống lại đúng đắn chính trị”, ông tuyên bố rằng mình có thể bị đưa ra trước tòa án chính phủ nếu từ chối sử dụng các đại từ được đặt ra gần đây.


Trong lần đầu xuất hiện trên podcast bom tấn của Joe Rogan, Jordan Peterson đã nêu rõ ông luôn sẵn sàng hy sinh cho những nguyên tắc của mình nếu cần. Sự dữ dội của ông đã chiến thắng Rogan - người mang quan điểm chính trị chiết trung đồng thời là cựu bình luận viên võ thuật tổng hợp với lượng lớn người hâm mộ nam giới trẻ tuổi. Rogan nói với Peterson: “Ông là một trong số rất ít học giả dám đấu tranh chống lại một số các tư tưởng không chỉ được quảng bá mà còn đang được thực thi.”


Cuộc tranh cãi về dự luật C-16 (sau này vào năm 2017 đã trở thành luật) là một cuộc chiến tranh văn hóa kiểu mẫu. Mỗi bên đều cường điệu lập luận của bên kia để củng cố lý lẽ của mình: Hoặc bạn ghét người chuyển giới hoặc bạn ghét tự do ngôn luận.


Theo quan điểm của Peterson, dự luật đã phơi bày kế hoạch lớn hơn của chủ nghĩa hậu hiện đại, mà theo lời ông mô tả thì là một hệ tư tưởng phủ nhận sự tồn tại của sự thật khách quan, “tước bỏ đạo đức của những người thực thi” (đây không phải là định nghĩa của các nhà lý luận, nếu bạn có vài giờ rảnh rỗi, hãy đề nghị một trong số họ giải thích). Ông tuyên bố, ông đứng về phía khoa học và lẽ phải, và chống lại chính trị căn tính. Các nhà nữ quyền đã sai khi lập luận rằng vai trò giới truyền thống đang bị hạn chế và lỗi thời, bởi vì hàng thế kỷ tiến hóa đã biến nam giới thành người trụ cột mạnh mẽ và phụ nữ thành người nuôi dưỡng ấm áp, nhạy cảm về mặt cảm xúc.


“Những người cho rằng nền văn hóa của chúng ta là một chế độ gia trưởng áp bức không muốn thừa nhận rằng hệ thống phân cấp hiện tại có thể được xác định dựa trên năng lực”, ông phát biểu trong giai đoạn nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump. Những câu chuyện sáng lập của các tôn giáo lớn trên thế giới đã hỗ trợ ông, cũng như hành trình của vị anh hùng: Những người đàn ông ra đi chiến đấu với quái vật, còn phụ nữ là những kẻ cám dỗ hoặc là bạn đời.


Các phương tiện truyền thông chính thống bắt đầu chú ý. Jordan Peterson đã đăng một số lời khuyên trên trang hỏi đáp Quora mà sau này ông đã chuyển thành cuốn sách thứ hai của mình, 12 Quy luật cuộc đời, một bản tổng hợp châm ngôn bình dân, tiến hóa sinh học và sự lạc lối của Chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô (con gái của ông, Mikhaila, được đặt theo tên của Mikhail Gorbachev). 12 Quy luật cuộc đời nhấn mạnh các nguyên tắc bảo thủ về tính tự lập và trách nhiệm, khuyến khích người đọc dọn dẹp phòng ngủ của họ và tự chưng diện để cạnh tranh sự chú ý của phụ nữ - một thông điệp được củng cố bằng một phép loại suy đáng ngờ có liên quan đến tôm hùm, chúng chiến đấu bằng cách phun nước tiểu để thiết lập vị trí trong hệ thống phân cấp giao phối.


David Brooks viết trong một chuyên mục của tờ New York Times: “Cha mẹ, các trường đại học và những người lớn tuổi trong xã hội đã hoàn toàn thất bại trong việc đem lại thực tế cũng như châm ngôn thiết thực về cách sống cho các thanh thiếu niên. Peterson đã lấp đầy khoảng trống. Ông đã trao cuốn sách self-help cho những người không mơ về việc đọc Goop.


Tuy nhiên, những yêu cầu không ngớt cho một người nổi tiếng hiện đại như thêm nhiều nội dung hơn, tiếp cận dễ hơn, xác thực hơn - đã chia đôi tính cách đại chúng của nhà tâm lý học.


Một Jordan Peterson là hình mẫu người cha được những độc giả tẻ nhạt của cuốn 12 Quy luật cuộc đời, những người đã đứng xếp hàng dài để nghe ông nói và để lại những lời nhắn cảm động trên các diễn đàn internet, xác nhận rằng ông đã thay đổi cuộc đời của họ. Jordan Peterson còn lại là một kẻ tranh luận đáng sợ, một đấu sĩ đã reo lên Tóm được cô rồi! tại cuộc phỏng vấn trên truyền hình nước Anh với Cathy Newman sau một loạt các tranh luận gay gắt về chênh lệch tiền công giữa các giới và quyền tự do xúc phạm. Các cuộc tranh luận của ông đã được cắt bớt và chỉnh sửa lại, sau đó được đăng trên YouTube với tiêu đề thông báo rằng ông đã “HỦY DIỆT” những người đối thoại với mình.


Sở dĩ biết được điều này là bởi tôi cũng là một trong số họ: cuộc phỏng vấn đạt 23 triệu lượt xem cho British GQ là khoảnh khắc lan rộng dễ dàng nhất mà tôi từng có.


Trong khi hàng chục người quen gửi email và nhắn tin cho tôi để khen ngợi sự thể hiện của tôi và so sánh tác động nghiêm khắc của Jordan Peterson với tiến sĩ Hannibal Lecter, thì bên dưới video những bình luận xấu xa đã chất đống. Tôi đã “thiên vị và hoàn toàn không có trí tuệ”, “không trung thực và độc hại” và “như một đứa trẻ ngổ ngáo trò chuyện với người lớn”. Một số người tự hỏi, loại đàn ông nào sẽ kết hôn với một nhà nữ quyền ngớ ngẩn, nhõng nhẽo, ồn ào như thế này? (khá hay, cảm ơn bạn đã hỏi)

Tại sao chúng ta yêu và ghét Jordan Peterson?

12 Quy luật cuộc đời - bản dịch tiếng Việt của sách 12 Rules for Life

Jordan Peterson luôn sống trong sự phân chia hai thái cực này. Ngay cả khi ông đắm chìm trong sự tôn thờ, vẫn có hàng nghìn con cá ăn thịt người trên internet đang xét nát từng lời của ông để tìm kiếm bằng chứng chống lại. Một lần, Bari Weiss đã ca ngợi Jordan Peterson là một chiến binh văn hóa dẫn đầu, với hình ảnh ông là thành viên của trang Trí thức ngầm trên mạng trong một bài đặc biệt của New York Times. Mười ngày sau, tờ báo lại đăng bài tiểu sử sơ lược chế giễu, cho biết ông trang trí nhà bằng các tranh cổ động tuyên truyền của Liên Xô và trích dẫn lời ông suy đoán về lợi ích của “chế độ một vợ một chồng được thực thi” trong việc kiểm soát bản năng thú tính của những người đàn ông trẻ tuổi. Sau khi bị kết tội rằng đang ám ảnh với tác phẩm của Margaret Atwood, ông nhanh chóng đăng một ghi chú trên trang web của mình với lý lẽ rằng mình chỉ muốn nói đến “việc thực thi chế độ một vợ một chồng”.


Dư luận tiêu cực tác động sâu sắc đến ông. Sau khi nhà tiểu luận người Ấn Độ Pankaj Mishra buộc tội ông là kẻ bán rong “chủ nghĩa phát xít thần bí”, Peterson đã tweet rằng Mishra là một “mụ khốn kiêu ngạo, phân biệt chủng tộc” và là một “kẻ ngu xuẩn tỏ ra mộ đạo”. Ông còn nói thêm: "Nếu cô đang ở trong phòng tôi vào lúc này, tôi sẽ rất vui lòng tát cho cô vài cái."


Ngay cả giấc ngủ cũng không mang lại sự nhẹ nhõm. Peterson là một người tin tưởng vào việc phân tích giấc mơ và sau một cuộc phỏng vấn cực kỳ khó chịu vào tháng 10 năm 2018, ông đã viết trên blog về chuyện mình đã gặp ác mộng. Trong giấc mơ của mình, ông đã gặp một người đàn ông “không thể im lặng”. Ông viết, người đàn ông này gợi nhớ về một người quen ở trường đại học ở Canada có tên là Sam, người lái chiếc Mercedes với chữ vạn trên cửa, khi không thể cưỡng lại được những cuộc tấn công, anh ta sẽ nói ra những lời tồi tệ nhất.


“Tôi không thể ngăn mình được”, Sam nói với Peterson, Trên lưng tôi có một tấm bia”. Cuối cùng, trong một bữa tiệc, Sam đã vượt quá giới hạn; khi sắp bị một đám đông tấn công thì một người quen khác đã “hạ gục anh ta chỉ bằng một cú đấm”. Peterson không bao giờ gặp lại Sam. Trong giấc mơ của mình, người đàn ông giống Sam cứ nói mãi và “cuối cùng đã đẩy tôi vượt quá giới hạn chịu đựng của mình… Tôi bẻ gập cổ tay anh ta và nhét chúng vào miệng anh ấy. Cánh tay anh ta uốn cong như cao su và dù cho tôi đã làm như vậy, anh ta vẫn không ngừng lảm nhảm. Tôi bừng tỉnh dậy”.


Thật khó để cưỡng lại việc đọc những dòng như thế này: Mất hàng tháng trời Jordan Peterson luôn bị mô tả một cách ngẫu nhiên là một đảng viên Đức Quốc xã và gắn chặt với phe Cánh hữu khác - những điều mà ông luôn bác bỏ. Ông có hình chữ Vạn ẩn dụ trên cánh cửa xe. Ông không thể cưỡng lại việc đặt bia ngắm lên lưng mình và ông cũng không thể ngừng nói.


Một chuyện kể về hai Jordan Peterson

Thật vậy, vào tháng 5 năm 2019, sau khi chống lại chế độ kiểm duyệt của cánh tả - ngày nay được biết đến rộng rãi là văn hóa tẩy chay - ông đã gặp Viktor Orbán, thủ tướng hẹp hòi của Hungary, người đã đóng cửa các chương trình nghiên cứu giới tính, tiến hành một chiến dịch xua đuổi Đại học Trung Âu (Central European University) ra khỏi nước mình, và quấy rầy các nhà báo độc lập. Phiên bản văn hóa tẩy chay được nhà nước hậu thuẫn của Orbán - hoặc chính xác hơn là chủ nghĩa độc đoán - dường như không xuất hiện trong cuộc gặp mặt của họ.


Jordan Peterson trước đó đã mô tả các chính trị gia như Orbán không phải là “kẻ mạnh” mà là “kẻ muốn trở thành nhà độc tài”. Tuy nhiên, chuyến thăm - và bức ảnh chụp cuộc nói chuyện, được công bố cho các phương tiện truyền thông - đã mang lại cho chính phủ đàn áp của Orbán một vỏ bọc trí tuệ.


Trong khoảng thời gian đó, hai phiên bản của Jordan Peterson đã bị kéo rời xa nhau. Khi người ta tranh luận về thông điệp của ông trên YouTube, Twitter, Facebook và các phương tiện truyền thông khác, ông đã trở thành một hình ảnh đại diện cho môi trường truyền thông phân cực của chúng ta. Tùy thuộc vào nguồn tin của mình mà mỗi người sẽ tiếp nhận Jordan Peterson hoàn toàn khác nhau. Khi tôi thấy ông trong chuyến đi nói chuyện tại một nhà hát ở Long Island, câu hỏi đầu tiên ông được hỏi không phải về đại từ hay sự suy tàn của nền văn minh phương Tây, mà là, Lần cuối cùng ông say rượu là khi nào? Câu hỏi thứ hai là một lời cầu xin chân thành quen thuộc với bất kỳ ai mới làm cha mẹ: Làm sao để tôi dỗ con ngủ?


Hai năm qua rõ ràng là địa ngục đối với Jordan Peterson. Trong một cuộc phỏng vấn video vào tháng 6 năm 2020 với con gái, ông trông có vẻ tiều tụy và bồn chồn khi mô tả nỗ lực chống lại sự phụ thuộc vào ma túy, một cực hình mà ông đã nhắc lại trong phần Tựa khúc (Overture) của cuốn sách mới Beyond Order. Ông mô tả một phản ứng dị ứng trong kỳ nghỉ Giáng sinh năm 2016 với biểu hiện lo lắng quá độ khiến bác sĩ gia đình phải kê đơn thuốc benzodiazepine cho ông. Ông cũng bắt đầu tuân theo cái mà Mikhaila gọi là “chế độ ăn kiêng dành cho sư tử”, chỉ ăn thịt, muối và nước.

Tại sao chúng ta yêu và ghét Jordan Peterson?

Tùy thuộc vào nguồn tin của mình mà mỗi người sẽ tiếp nhận Jordan Peterson hoàn toàn khác nhau

Vào năm 2019, “thực tế hỗn loạn về việc [trở thành] người của công chúng” càng trở nên trầm trọng hơn do một loạt các cuộc khủng hoảng sức khỏe gia đình mà đỉnh điểm là khi vợ ông bị chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối vào tháng 4 (sau đó bà đã bình phục). Jordan Peterson - người đã lưu ý rằng mình bị xu hướng trầm cảm cản trở trong nhiều năm - đã tăng liều thuốc an thần dẫn đến việc gia tăng lo lắng và sau đó bị quá trình cai nghiện tàn phá. Ông đã ở bên bờ vực thẳm - “sự lo lắng vượt xa những gì tôi đã từng trải qua, sự bồn chồn không thể kiểm soát… tràn ngập những suy nghĩ về sự tự hủy hoại bản thân, và hoàn toàn không hề cảm thấy hạnh phúc”.


Trong suốt thời kỳ hỗn loạn này, Jordan Peterson đã viết cuốn Beyond Order. Ông không nói rằng sự chịu đựng này đem đến cho ông khoảnh khắc có thể học hỏi được (đặc biệt là khi dịch bệnh đang xảy ra khắp mọi nơi). Ông cũng không đưa việc nghiện thuốc của mình vào phạm vi khủng hoảng lạm dụng thuốc theo toa. Jordan Peterson dường như đã giảm bớt thái độ coi thường tôn giáo của mình, và đối với Tammy, “trải nghiệm cận kề với cái chết đã thúc đẩy vợ tôi tham gia một số đề tài liên quan đến sự phát triển tinh thần và sáng tạo của chính cô ấy”.


Đáng chú ý, Jordan Peterson không muốn từ bỏ cuộc hành trình anh hùng, bất chấp nỗi kinh hoàng mà ông đã phải chịu đựng: “Tất cả những điều bất hạnh đó chỉ là một nửa cay đắng của câu chuyện tồn tại, mà không đoái hoài đến yếu tố cứu chuộc quả cảm hay sự cao quý của tinh thần con người đòi hỏi phải gánh vác một trách nhiệm nhất định.”


Cuốn sách này khiêm tốn hơn so với cuốn tiền nhiệm, và cân bằng hơn giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ - nhưng lại mang tới một sự pha trộn giữa tri thức và tầm thường. Độc giả có được một vài cái nhìn thoáng qua về nhà luận chiến trực tuyến sôi nổi, nhưng Jordan Peterson của Beyond Order lại hướng đến hai hình mẫu khác. Đầu tiên là một bác sĩ lâm sàng có căn cứ, mô tả những rắc rối của khách hàng và những lời dạy bảo nghiêm khắc dành cho họ. Người kia là một sinh viên năm nhất phê thuốc nói với bạn rằng Golden Snitch, giống như một phép ẩn dụ cho “‘khối khởi nguồn’… nguồn gốc của vạn vật”.


Một số câu giống như suy nghĩ của một kẻ đang phê thuốc, ví dụ như: “Nếu nữ hoàng Elizabeth II đột nhiên biến thành một con thằn lằn thở ra lửa ở giữa một trong những buổi dạ tiệc bất tận của mình thì việc mọi người trở nên kinh hoàng là hoàn toàn hợp lý và có thể dự đoán được. Nhưng nếu nó xảy ra giữa bối cảnh của một câu chuyện thì chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận.” Đọc phần bác sĩ lâm sàng Peterson, có thể bạn sẽ được soi sáng, trong khi phần song sinh thần bí của ông lại rất nặng nề, mệt mỏi. Người hâm mộ thích vế đầu, kẻ chỉ trích nhạo báng phần sau.


Câu chữ cuộn xoáy như sương mù, và cái nhìn sâu sắc của ông có vẻ cũng giống với sự quan sát vô hại rằng cuộc sống rất phức tạp. (Nếu cuốn sách đầu tiên không được viết như thế này, bạn có thể đoán rằng ông đang cố gắng thoát khỏi vòng vây của những kẻ gièm pha gay gắt nhất)


Sau khi đọc gần 400 trang, chúng ta biết được rằng những người đã kết hôn nên quan hệ tình dục ít nhất một lần một tuần, ngoài ra thì sức nóng và áp suất biến than thành kim cương, và giao lưu kết nối xã hội sẽ tốt cho sức khỏe tinh thần bạn. Đối với một người đàn ông ở độ tuổi 50 thì Peterson biết nhiều đến bất ngờ về quả cầu Quidditch. Trong chương mời người đọc “khiến cho một phòng trong nhà của bạn đẹp nhất có thể” khá khó hiểu nhưng lại thú vị lạ thường: Jordan Peterson biết phần nhà thơ lãng mạn có trong mình. (Tuy nhiên, điều đó không tránh khỏi sự kỳ lạ. Có lúc ông tuyên bố mình đã xem 1,2 triệu bức tranh trên eBay khi chọn đồ trang trí phòng khách) Đoạn văn mô tả sự ngạc nhiên khi quan sát cháu gái của mình bước ra thế giới cũng bừng sáng lên.

Tại sao chúng ta yêu và ghét Jordan Peterson?

Jordan Peterson trong một chương trình hỏi đáp năm 2019

Trong một lần hiếm hoi Beyond Order đã lấn sân sang lĩnh vực chính trị, Jordan Peterson vẫn không thể cưỡng lại việc chiến đấu với những kẻ vô danh tiểu tốt. Điều mà Giáo sư Peterson coi là tham vọng lành mạnh là “cần được khuyến khích bằng mọi cách có thể”.


Chính vì lý do này nên việc ngày càng đồng nhất sự nỗ lực của nam giới và trẻ em trai với chiến thắng của “chế độ chuyên chế gia trưởng” (đặc trưng của xã hội hiện đại) đã mang lại phản tác dụng đáng kinh ngạc (và phải nói là dường như không có gì tệ hơn việc đối xử bạo ngược với một người đang phấn đấu nâng cao năng lực).


Jordan Peterson - Một người tình cờ theo Chủ nghĩa Hậu Hiện đại

Nhưng ai xác nhận rằng phản thân của tất cả tham vọng nam giới vốn sinh ra là có hại? Nếu bất cứ một nhà văn nữ quyền chính thống nào tranh luận rằng xã hội phương tây là một xã hội “gia trưởng chuyên chế” – đối lập với chế độ “phụ hệ” đơn thuần hoặc xã hội nam quyền thì ông nên làm một người đọc vui vẻ trích dẫn lại. Ông đang tranh luận với Gloria Steinem hay princess_sparklehorse99 trên Tumblr? Một Giáo sư thực thụ nên tuân theo sự nghiêm khắc trong học thuật.


Jordan Peterson viết cả một chương chống lại các ý thức hệ - nữ quyền, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa môi trường, về cơ bản là bất cứ thứ gì có liên quan đến chủ nghĩa. Ông tuyên bố rằng cuộc sống quá phức tạp để được mô tả bằng những khuôn khổ trí tuệ như vậy. Có một phong trào học thuật dành cho sự hoài nghi về những câu chuyện lịch sử vĩ đại. Nó được gọi là… Chủ nghĩa Hậu Hiện đại. Chương đó kết thúc bằng cách khuyên người đọc nên đặt cuộc sống của mình vào trật tự trước khi cố gắng thay đổi thế giới. Đây không chỉ là sự xào lại một trong 12 quy tắc trước đó - Dọn dẹp phòng ngủ của bạn, bởi vì người hâm mộ thích nghe các bản hit, ông nói - mà còn là sự táo bạo, hung dữ đến từ một người đàn ông đang đi diễn thuyết ngay sau khi vừa cai nghiện.


Jordan Peterson của Beyond Order, người thuyết giảng về trách nhiệm cá nhân, xoay xung quanh câu hỏi liệu hành vi của ông có góp phần vào bệnh suy nhược thần kinh hay không. Có thực sự khôn ngoan khi đồng ý tham gia tất cả những cuộc phỏng vấn tàn bạo, kéo mình đến tất cả các sự kiện diễn thuyết quốc tế, và viết tất cả những dòng tweet làm bùng cháy internet như vậy hay không?


Giống như một ngôi sao nhạc rock đang rơi vào vòng xoáy kiệt quệ, ông bị guồng quay của danh vọng hút lấy, chia sẻ bản ra thành từng mảnh nhỏ ngày một nhanh cho tất cả những ai muốn có phần. Có lẽ ông không muốn làm mọi người thất vọng và thích được cảm thấy cần thiết. Có lẽ ông thích thú với việc có một đội quân trực tuyến vinh quang trong chiến thắng và truy đuổi kẻ thù của mình. Trong văn hóa truyền thông điên cuồng của chúng ta, liệu một anh hùng có thể chiến thắng trở về nhà và tiếp tục cuộc sống bình thường của mình, hay sự lôi cuốn của một cuộc phiêu lưu khác, một con rồng khác, một “tự do” khác luôn mời gọi anh ta?


Dù thế nào đi nữa, khi mà bạn cứ nhìn chằm chằm vào vực thẳm chiến tranh văn hóa đó, vực thẳm sẽ nhìn lại bạn. Ông chính là tất cả chúng ta, những kẻ không thể cưỡng lại được những tranh luận vô nghĩa trên Facebook, những người cảm thấy quyền tự cho mình là đúng trên Twitter hoặc hả hê trước sự bại trận của đảng phái chính trị đối lập, hoặc thậm chí là một phần liền kề của chúng ta.


Kiểu hành vi không lành mạnh đó, đả kích một cách tức giận trong khi biết rằng mình sẽ bị phản công sau đó, là một hình thức tự hủy hoại bản thân thời hiện đại. Tuy nhiên, trong cuốn Beyond Order, nguyên nhân chỉ được đổ lỗi cho “loại thuốc chống lo âu benzodiazepine được cho là an toàn nhưng thực sự nguy hiểm” mà bác sĩ gia đình đã kê cho ông. Cuốn sách khiến bạn ước gì nhà trị liệu Jordan Peterson khó tính sẽ hỏi những câu hỏi hóc búa về Jordan Peterson tri thức đại chúng.


Việc hình dung Giáo sư Peterson nổi tiếng bất chấp những mâu thuẫn và sự yếu đuối của con người - những thứ khiến các nhà phê bình phát điên - là một sai lầm: ông nổi tiếng vì chúng. Đối với một thế hệ mất niềm tin vào tôn giáo và chính trị, ông là một trong số ít những nhân vật nổi bật sẵn sàng đối mặt với những câu hỏi cơ bản nhất của sự tồn tại: mục đích sống là gì? Hành trình cá nhân nào mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại của chúng ta?


Ông là kẻ phản văn hóa theo nhiều cách. Ông không đưa ra các kế hoạch làm giàu nhanh chóng hoặc các kỹ thuật tán tỉnh. Ông không theo chủ nghĩa tự do hay tự do tư tưởng. Ông hứa hẹn rằng cuộc sống rất khó khăn nhưng cuối cùng vẫn rất xứng đáng.


Tuy nhiên, việc nâng Jordan Peterson lên vị trí đạo sư đã khiến bản thân ông phải trả giá rất đắt. Hàng loạt những đau khổ mà bạn không mong muốn bất kỳ ai phải chịu đựng. Tất cả khiến ông giàu có và nổi tiếng nhưng không hề hạnh phúc.


Ông viết: “Chúng ta cạnh tranh để được chú ý, về mặt cá nhân, xã hội và kinh tế. Không có đơn vị tiền tệ nào vượt quá giá trị của nó”. Nhưng sự chú ý là liều thuốc nguy hiểm: Chúng ta càng nhận được nhiều, chúng ta lại càng khao khát. Đó là phần thưởng lớn nhất của cuộc chiến tranh văn hóa, dẫu vậy tất cả đã bắt đầu với Jordan Peterson trong cuộc hành trình biến một giáo sư được kính trọng nhưng vô danh thành người đàn ông bị trói trên giường bệnh ở Nga, gỡ ống truyền từ cánh tay của mình, tuyệt vọng tìm cách chữa trị khác.


— Atlantic


Mời các bạn đón đọc:

12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI - TỰA SÁCH BÁN CHẠY NHẤT CỦA GIÁO SƯ JORDAN PETERSON

12 Quy luật cuộc đời - Jordan Peterson

12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI - THẦN DƯỢC CHO CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI


Tác giả: Jordan Peterson

Số trang: 496

Kích thước: 16 x 24 cm

Loại bìa: Bìa mềm

Giá bìa: 300,000 đ

Giá ưu đãi: 240,000 đ


MUA SÁCH

Bài mới nhất
Next Article
TAGS
  • # Học IELTS
  • # review
  • #12 quy luật cuộc đời
  • #12 rules for life
  • #13 điều người có tinh thần thép không làm
  • #3 bước để xác định cơ hội thị trường đắt giá cho doanh nghiệp
  • #AI
  • #Bessel Van Der Kolk
  • #Best Seller
  • #Beyond Order
  • #Bullshit Jobs
  • #Bí kíp chống tụt mood
  • #Bí quyết học gì giỏi nấy
  • #Bạn muốn làm gì với đời mình
  • #Bộ sách Phụ nữ tự tin làm chủ cuộc đời
  • #Carol Tice
  • #Chatter - Trò chuyện với chính mình
  • #Chiêm tinh 101
  • #Chiêm tinh học
  • #Chiêm tinh học hàng tuần
  • #Chuyến tàu một chiều không trở lại
  • #Chạy trong chánh niệm
  • #Cung hoàng đạo
  • #Công thức Grit cho tình yêu
  • #Công ty vĩ đại nhờ tinh thần khởi nghiệp
  • #Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con
  • #Cẩm nang tự học IETLS
  • #Cứ bay rồi sẽ cao
  • #David Lester
  • #Doanh nhân Part-time
  • #Du Phong
  • #Dòng chảy ý thức
  • #Dạy học với trọn vẹn yêu thương
  • #Esther Perel
  • #Giáo dục, Tương lai và đổi mới
  • #Grant Cardone
  • #Góc chuyện trò
  • #Hình ảnh chuyên nghiệp nâng cao vị thế
  • #Hữu Phỉ
  • #IETLS
  • #Joanna Martine Woolfolk
  • #Joey Coleman
  • #Jordan B. Peterson
  • #Khởi nghiệp tinh gọn
  • #Kiên Trần
  • #Kiến tạo tương lai
  • #Kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh
  • #Little Stories
  • #Lost connections
  • #Làm việc từ xa sao cho hiệu quả
  • #Làn sóng thứ Năm
  • #Lý Tiểu Long
  • #Marketing - Đột phá trước khi bị đá
  • #Mất kết nối
  • #Mở cửa tương lai
  • #Nghiến răng nỗ lực vươn lên dẫn đầu
  • #Nghĩ khác để sống khác
  • #Nghệ thuật giảng dạy
  • #Nguyễn Dương
  • #Nguyễn Phi Vân
  • #Nguyễn Quang Lập
  • #Nguyễn Tuấn Quỳnh
  • #Nguyện ước yêu thương
  • #Người tiên phong
  • #Nhan Húc Quân
  • #Nhi Phan
  • #Nhà quản lý linh hoạt
  • #Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
  • #Những tản văn bị bỏ quên của Bọ Lập
  • #Những đế chế công nghệ số
  • #Nym - Tôi của tương lai
  • #Nội tình của ngoại tình
  • #Nội tình sau hôn nhân
  • #Omoiyari
  • #Peter Hollins
  • #Phép màu để vượt lên chính mình
  • #Priest đại nhân
  • #Saigon Books
  • #Sang chấn tâm lý
  • #Scott Galloway
  • #Spenditude - Làm chủ đồng tiền, tự do tài chính
  • #Sách Startup
  • #Sách cho gia đình
  • #Sách kỹ năng
  • #Sách làm đẹp
  • #Sách lịch sử
  • #Sách mới
  • #Sách thiếu nhi
  • #Sách tiếng Anh
  • #Sách văn học
  • #Textbook
  • #Thiết kế sự nghiệp cá nhân
  • #Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • #Thiền sư và em bé 5 tuổi
  • #Thiền thật ra không khó
  • #Thông cáo báo chí
  • #Thư viện Textbook
  • #Thầy Minh Niệm
  • #Thời kỳ hậu corona
  • #Tiềm năng lớn
  • #Toàn thư chiêm tinh học nhập môn
  • #Triết học
  • #Trong mất mát tình người vẹn nguyên
  • #Trí tuệ của sự tha thứ
  • #Trải nghiệm khách hàng xuất sắc
  • #Trải nghiệm nhân viên
  • #Trần Luân Tín
  • #Tài chính doanh nghiệp
  • #Tái tạo tổ chức
  • #Tâm lý học
  • #Tôi đi tìm tôi
  • #Tôi, tương lai & thế giới
  • #Tư duy lại chiến lược
  • #Tết sum vầy
  • #Tết trọn yêu thương
  • #Tự truyện Helen Keller - Câu chuyện đời tôi
  • #Vu Lan
  • #Vì sao Phật giáo giàu chân lý
  • #Vũ khúc mùa hè
  • #Vương triều Tudor cuối cùng
  • #Vượt khỏi giới hạn - Làm chủ cuộc đời
  • #Vượt lên trật tự
  • #Where to play
  • #chiêm tinh
  • #chiêm tinh học giải mã các mối quan hệ
  • #chánh niệm cho người bận rộn
  • #chương trình khuyến mãi
  • #combo sách hay
  • #ebook
  • #event
  • #kinh doanh chắc thắng
  • #lưu đình long
  • #lắng nghe hơi thở
  • #nghệ thuật lãnh đạo
  • #review
  • #sách NLP
  • #sách hay
  • #sách học ielts
  • #sách làm đẹp
  • #sách lịch sử
  • #sách mới
  • #sách nghệ thuật giao tiếp
  • #sách starup
  • #sách cho lãnh đạo
  • #sách hay
  • #sách hay về sức khỏe gia đình
  • #sách khởi nghiệp
  • #sách kinh doanh
  • #sách kinh tế
  • #sách sức khỏe
  • #sách tinh thần
  • #sống chậm để yêu thương
  • #sức khỏe gia đình
  • #sự kết thúc của thời đại giả kim
  • #thiền cho người năng động và hoài nghi
  • #thế giới ba không
  • #trải nghiệm khách hàng
  • #tuyển dụng
  • #tuyển tập sách hay
  • #Ông giáo làng trên tầng gác mái
  • #Điều gì quan trọng trong đời bạn
  • #Đường về chân hạnh phúc
  • #Đại học Hoa Sen
  • #Để không mất thêm một khách hàng nào nữa
  • #Đổi mới doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng
  • #Đừng chạy theo số đông
  • #đọc sách
  • #đọc thử