SOCRATES - VĨ NHÂN, TÂM LÝ HỌC VÀ TRIẾT HỌC

Socrates

Socrates (khoảng 470/469-399 TCN) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được xem là một trong những người đã sáng tạo ra nền triết học phương Tây và là cha đẻ của nền tư tưởng đạo đức phương Tây.


Ban đầu, Socrates là một thợ điêu khắc và có vẻ như ông cũng trải qua rất nhiều nghề nghiệp, kể cả đi làm lính, trước khi ông được nhà tiên tri trong ngôi đền tại Delphi tuyên bố rằng ông là người đàn ông thông thái nhất thế giới. Trong nỗ lực nhằm chứng minh lời tiên tri là sai, Socrates bắt đầu đi khắp các nơi để thăm viếng những người nổi danh về trí huệ và tìm hiểu xem liệu có phải nhà tiên tri đã sai lầm trong vấn đề này hay không, và câu trả lời là nhà tiên tri đã đúng: Socrates là người thông thái nhất thế giới bởi vì với con đường trí huệ, ông không hề hay biết gì cả.


Vị học trò nổi tiếng nhất của ông là Plato (khoảng 428/427-348/347 TCN), người được vinh danh thông qua việc thành lập trường học ở Athens (học viện Plato) và qua những đoạn đối thoại triết học ông tự viết về mình cùng Socrates là nhân vật trung tâm. Những đối thoại của Plato có phản ánh chính xác lời dạy của Socrates hay không vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi và dường như khó lòng có thể đi đến được một câu trả lời xác thực. Học trò lừng danh nhất của Plato là Aristotle xứ Stagira (khoảng 384-322 TCN), là thầy của Alexander Đại Đế (khoảng 356-323 TCN), ông cũng đã lập ra ngôi trường của riêng mình. Bằng những bước tiến này, triết học Hy Lạp, được phát triển bởi Socrates, đã lan rộng khắp thế giới trong và sau những cuộc chinh phạt của nhà vua Alexander.


Không ai nghi ngờ tính chất lịch sử của Socrates nhưng những gì ông giảng dạy một cách chính xác thì lại khá mơ hồ giống như nguyên lý triết học của Pythagoras hay những lời dạy của Chúa Jesus sau này, bởi không ai trong số họ tự viết ra bất cứ điều gì. Mặc dù, nhìn chung Socrates được coi là người sáng lập ra quy tắc của triết học phương Tây, phần lớn những gì chúng ta biết về ông đều đến từ Plato và Xenophon (khoảng 430-354 TCN), một người học trò nữa của ông. Ngoài Plato, các học trò khác của Socrates cũng đã nỗ lực tái cấu trúc lại tầm nhìn triết học của người thầy tại các ngôi trường của mình, nhưng có quá nhiều khác biệt để có thể xác định được đâu là những học thuyết gốc đã truyền cảm hứng cho họ.


“Socrates” xuất hiện ngày nay phần lớn là được xây dựng trên triết học của Plato. Theo sử gia Diogenes Laertius (khoảng 180-240), rất nhiều người cùng thời với Plato đã buộc tội ông đã tái tạo Socrates theo hình ảnh của mình để có thể truyền bá xa hơn cách ông tự diễn giải về thông điệp của người thầy. Dẫu điều đó có thể xảy ra thì việc lập ra các trường học dưới ảnh hưởng của Socrates đã dẫn tới việc hình thành nên triết học phương Tây và sự hiểu biết văn hóa cơ bản của nền văn minh phương Tây.


Cuộc đời và Sự nghiệp

Socrates sinh vào khoảng năm 469/470 TCN. Cha của ông là Sophronicus, mẹ của ông là một bà đỡ tên Phaenarete. Socrates học âm nhạc, thể dục và văn phạm - những môn học khá phổ biến đối với người Hy Lạp trẻ tuổi và nối nghiệp cha mình trở thành thợ điêu khắc. Tương truyền rằng, ông là một nghệ sĩ hiếm có và bức tượng The Graces của ông ở gần Acropolis rất được ngưỡng mộ vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Socrates cũng từng có thời gian phục vụ trong quân ngũ và khi tham gia vào trận Potidaea, ông đã cứu mạng Đại tướng Alcibiades.


Socrates kết hôn lúc khoảng 50 tuổi với Xanthippe, một người phụ nữ thượng lưu và có ba người con trai. Theo các nhà văn đương thời như Xenophon thì ba người con của ông đều vô cùng ngớ ngẩn và không có vẻ gì giống với cha của mình. Socrates đã sống một cuộc đời khá bình thường cho đến khi nhà tiên tri ở Delphi tuyên bố rằng ông là người thông thái nhất thế gian. Nỗ lực trong việc chứng minh lời tiên tri này là sai đã đưa ông vào con đường khiến ông trở thành một triết gia và là người đặt nền móng cho Triết học phương Tây.


Nhà tiên tri và Socrates

Khi ở tuổi trung niên, một người bạn của Socrates là Chaerephon đã hỏi vị tiên tri nổi tiếng ở một ngôi đền tại Delphi xem liệu rằng có ai thông thái hơn Socrates hay không, và nhà tiên tri đã trả lời là “Không ai cả”. Bối rối trước lời nói này và hy vọng có thể chứng minh được tuyên bố này là sai, Socrates đã đi khắp nơi hỏi những người nổi danh về trí tuệ. Thất vọng thay, ông đã phát hiện rằng, “những người nổi tiếng là thông thái nhất lại gần như là người thiếu đi điều ấy nhất, trong khi những người bị xem nhẹ là người thường còn có trí tuệ hơn nhiều.” (Plato, Tự biện, 22).


Giới trẻ ở Athens vui sướng chứng kiến cảnh Socrates chất vấn những người lớn tuổi trong chợ, và rất nhanh sau đó, nhờ những ví dụ và bài giảng của mình mà ông đã có được các học trò trẻ tuổi, những người sẵn lòng từ bỏ khát vọng tuổi trẻ và cống hiến bản thân mình cho triết học (từ Philosophy (triết học) có nguồn gốc từ Hy Lạp với “Philo” nghĩa là “tình yêu”, và “Sophia” nghĩa là “thông thái” – nghĩa đen Philosophy có nghĩa là “tình yêu của sự thông thái”); trong số đó có Antisthenes của Athens (khoảng 445 - 365 TCN) - người sáng lập trường học Cynic, Aristippus ở Cyrene (khoảng 435 - 356 TCN) - người sáng lập trường học Cyrenaic, Xenophon - người mà những tác phẩm của mình có ảnh hưởng tới Zeno ở Citium (khoảng 336-265 TCN) và cũng là người sáng lập trường học Stoic, và nổi tiếng nhất là Plato (nguồn cung cấp thông tin chính về Socrates qua những đối thoại của mình). Tất cả những trường triết học lớn được đề cập đến bởi những nhà văn cổ đại theo sau cái chết của Socrates đều được thành lập bởi một trong những học trò của ông.

Nhà tù của Socrates, Athens

Nhà tù của Socrates, Athens

- Mark Cartwright -

Các trường học Socrates

Sự đa dạng của các trường học này đã minh chứng cho tầm ảnh hưởng rộng rãi của Socrates, và quan trọng hơn là sự đa dạng của việc lĩnh hội các bài giảng của ông. Các khái niệm triết học được giảng dạy bởi Antisthenes và Aristippus rất khác biệt, Antisthenes giảng rằng cuộc sống tốt đẹp chỉ được thừa nhận bởi sự tự kiểm soát và tự giới hạn bản thân, còn Aristippus cho rằng con đường đáng giá duy nhất là theo đuổi cuộc đời khoái lạc.


Người ta cho rằng, đóng góp lớn nhất của Socrates cho triết học là ông đã thay đổi sự truy cầu của tầng lớp tri thức từ khoa học vật lý (như các triết gia Thales, Anaximander, Anaximenes và những người tiền bối của Socrates) sang địa hạt trừu tượng của luân thường và đạo đức. Dù các trường tư tưởng có khác biệt ra sao, họ đều nhấn mạnh đạo đức là nguyên lý nền tảng của mình. Việc “đạo đức” được tán thành bởi một trường tư tưởng này sẽ thường bị chê trách bởi một trường tư tưởng khác một lần nữa chứng minh cho những cách giải thích rất khác nhau về thông điệp quan trọng của Socrates.


Trong khi các học giả thường dựa vào Những cuộc đối thoại của Plato là nguồn thông tin về lịch sử Socrates, những người đương thời với Plato lại tuyên bố rằng ông đã dùng một nhân vật mà mình gọi là “Socrates” như là người phát ngôn cho những quan điểm triết học của riêng mình. Đáng chú ý nhất trong số những nhà phê bình này là Phaedo, bạn cùng khoá với Plato, người nổi tiếng từ một trong số những đoạn đối thoại có ảnh hưởng nhất của Plato (hiện giờ các tác phẩm của ông cũng đã bị thất lạc) và Xenophon, người đã thể hiện một cái nhìn về Socrates hoàn toàn khác biệt so với Plato qua tác phẩm Memorablia.


Socrates và tầm nhìn của ông

Tuy nhiên, theo những diễn giải từ các bài giảng của ông, rõ ràng là Socrates tập trung vào việc làm thế nào để sống một cuộc đời tốt đẹp và đức hạnh. Tuyên bố được Plato cho là của ông rằng “một cuộc đời không được khám phá chẳng hề đáng sống” (Plato, Tự biện, 38b) dường như khá chính xác về mặt lịch sử. Trong đó, rõ ràng ông đã truyền cảm hứng cho những người ủng hộ mình rằng hãy nghĩ cho bản thân thay vì tuân theo các mệnh lệnh của xã hội, những điều mê tín dị đoan được chấp nhận liên quan đến các vị thần và cách con người ta nên cư xử.


Dù có những khác biệt trong mô tả về Socrates của Plato và Xenophon, cả hai đều thể hiện một người đàn ông không hề quan tâm đến sự phân biệt giai cấp hay “hành vi phải phép” và là một người dễ dàng trò chuyện với phụ nữ, người hầu, nô lệ cũng như những người ở tầng lớp cao hơn.


Ở Athens cổ đại, hành vi cá nhân được duy trì bởi một khái niệm có tên là “Eusebia”, thường được dịch sang tiếng Anh là “piety” (lòng mộ đạo) nhưng tương đồng hơn với từ “trách nhiệm” hoặc “trung thành với một đường hướng”. Khi chống đối việc tuân theo những chuẩn mực xã hội được đặt ra bởi “Eusebia”, Socrates đã chọc giận rất nhiều nhân vật quan trọng của thành phố. Những người này ngay lập tức đã buộc tội ông phá luật khi vi phạm những lề thói này.


Phiên toà của Socrates

Vào năm 399 TCN, nhà thơ Meletus, một người thợ da thuộc Anytus và nhà hùng biện Lycon đã viện đến án tử hình khi kết tội nghịch đạo của Socrates. Bản cáo buộc cho biết: “Socrates có tội vì đã từ chối thừa nhận sự hiện diện của Chúa bằng cách đem đến các vị thánh thần mới và làm băng hoại giới trẻ.” Người ta cho rằng bản án này có động cơ cá nhân và chính trị vì Athens đang cố gắng thanh trừng những kẻ có liên quan đến tai họa “Ba mươi bạo chúa của Athens”, người vừa mới bị lật đổ gần đây.


Mối quan hệ của Socrates với thể chế này thông qua vị học trò cũ có tên Critias, người được coi là một trong những bạo chúa tồi tệ nhất và người ta cho rằng ông ta đã bị làm băng hoại bởi Socrates. Dựa trên phần diễn giải đối thoại của Plato về Meno, Anytus đã đổ lỗi cho Socrates vì làm hỏng đứa con trai của mình. Dường như Anytus đã rèn giũa con mình sống một cuộc đời gắn với chính trị, cho đến khi cậu ta hứng thú với những bài giảng của Socrates và từ bỏ đam mê chính trị của mình. Những kẻ buộc tội Socrates đã coi Critias là ví dụ về cách vị triết gia này làm băng hoại giới trẻ, dù họ chưa bao giờ dùng đến bằng chứng này trên tòa, bồi thẩm đoàn dường như đã biết đến việc ấy.

Tranh The Death of Socrates

The Death of Socrates

- Jacques-Louis David (1748-1825) -

Bỏ qua lời khuyên của bạn bè và từ chối sự giúp đỡ của thiên tài chấp bút Lysias, Socrates quyết định tự biện hộ trước tòa. Ở Athens cổ đại không có luật sư, thay vì một cố vấn pháp luật, người ta sẽ thuê một người viết diễn văn. Lysias là một trong những người được trả công cao nhất cho nghề này và bởi vì ngưỡng mộ Socrates, ông đề nghị được làm việc này miễn phí.


Người viết diễn văn thường giới thiệu bị cáo là một người tốt, đã bị kết tội sai, và đây là kiểu biện hộ mà phiên toà trông đợi từ Socrates. Tuy nhiên, thay vì lời biện hộ tự bào chữa cho mình và cầu xin được tha mạng, Socrates đã thách thức tòa án Athens, tuyên bố mình vô tội và biến mình thành “Ruồi Trâu” của Athens, một người làm phúc cho tất cả, tự mình trả giá để mọi người thức tỉnh và “giác ngộ”. Trong “Tự biện” của Plato, Socrates đã nói:

 

“Nếu các ngài ban cái chết cho tôi, e rằng sẽ không dễ dàng tìm ra được một người bám lấy thành quốc này như loài ruồi trâu bám lấy một con ngựa được nuôi dưỡng béo tốt nhưng lại khá chậm chạp vì tấm thân đồ sộ của mình, dù phép so sánh này khá là lố bịch. Vậy nên con ngựa cần phải được đánh thức. Giống như thế, dường như Thần đã trói tôi vào thành quốc để thức tỉnh, thuyết phục, quở trách mỗi công dân trong quý vị, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không ngừng, không nghỉ.” (Tự biện, 30e)


Plato cho thấy rõ rằng những cáo buộc chống lại Socrates không hề có sức nặng gì. Trái lại, ông còn nhấn mạnh vào sự coi thường của Socrates đối với cảm giác của bồi thẩm đoàn và nghi thức của phiên tòa. Socrates từ chối những lời khuyên bảo chuyên nghiệp, và xa hơn nữa, ông đã khước từ việc tuân theo hành vi được mong đợi của một bị cáo khi bị xét xử phạm tội. Theo lời Plato, Socrates là một người không sợ chết. Ông đã tuyên bố trước tòa:

 

“Sợ chết?! Thưa quý vị, điều đó chẳng có gì khác hơn là tưởng mình biết điều mình không biết. Thật vậy, không ai biết chết là gì, có phải là điều tốt lành nhất cho con người chăng; ấy thế mà ai cũng sợ chết như thể đã biết chắc chắn rằng đó là điều bất hạnh nhất. (Tự biện, 29a)”


Đoạn tiếp theo, Plato đưa ra lập trường triết học nổi tiếng của Socrates khi ông bướng bỉnh tuyên bố rằng mình lựa chọn phụng sự cho thánh thần thay vì tuân theo xã hội và những kỳ vọng của nó. Socrates chất vấn những công dân bằng hữu của mình một cách chân thành khi nói rằng:

 

“Thưa quý công dân Athens, tôi kính yêu quý vị, nhưng tôi quyết vâng lời thần hơn là tuân lệnh quý vị. Và khi nào còn chút hơi sức, tôi sẽ không ngừng sống đời triết gia, khuyên nhủ và khuyến cáo quý vị, nói với bất cứ ai gặp gỡ trên đường bằng ngôn ngữ quen thuộc: ‘Này bạn, là công dân Athens, thành quốc tăm tiếng và lớn mạnh nhất về tinh thần cũng như vật chất, bạn không hổ thẹn chỉ lo làm giàu, tìm kiếm danh vọng mà xem thường việc trau dồi hiểu biết, tu dưỡng tâm hồn với đức hạnh hay sao? Và nếu có ai cho rằng mình vẫn luôn luôn chăm lo việc học hỏi và đức hạnh, tôi sẽ không vội tin lời anh ta, rồi không rời y một bước. Tôi sẽ hỏi han, xem xét, thử thách anh ta, và nếu tôi phát hiện ra rằng y chỉ giả bộ chứ không có chút đức hạnh nào, tôi sẽ làm cho anh ta phải xấu hổ là đã đánh giá quá thấp những điều cao quý nhất, và quá cao những chuyện phù phiếm. Socrates này sẽ làm như thế với bất cứ ai tôi gặp, dù trẻ hay già, công dân hay ngoại kiều, nhưng nhất là với các công dân, bởi vì quý vị là đồng bào của tôi. Và xin quý vị hiểu cho: Đấy là lệnh của Thần Apollon, và tôi tin rằng không thể có lợi ích nào lớn hơn cho thành quốc ta bằng nhiệt tình thực hiện lời Thần của tôi. Thật vậy, khi lang thang khắp đường phố, tôi không đeo đuổi mục đích nào khác hơn là thuyết phục quý vị, không phân biệt già trẻ, rằng hãy chăm lo sự hoàn thiện của tâm hồn trước khi lo nghĩ về thân xác với của cải, và trước hết mọi thứ khác. Tôi không ngừng nói với quý vị rằng của cải không phải là đức hạnh, mà ngược lại, đức hạnh là của cải, và chính từ đức hạnh mà xuất phát mọi lợi ích công hoặc tư khác. Nếu phát biểu như thế là làm thanh niên hư hỏng thì loại biểu văn trên đúng là độc dược; nhưng nếu có ai cho rằng tôi nói chi khác thì người ấy nói láo, hay đánh lừa quý vị. Trước sự thể này, ngày nay tôi chỉ cần thưa với quý vị: có làm theo khuyến cáo của Anytos hay không, có trả tự do cho tôi hay không, không thành vấn đề; tôi sẽ chẳng bao giờ làm chuyện chi khác, dù phải bỏ mạng nghìn lần.” (Tự biện, NXB Tri Thức)

 

Đến phần Socrates đưa ra hình phạt thay vì cái chết, ông đề nghị rằng mình nên được trọng vọng tiếp đãi miễn phí tại Prytaneum, nơi dành riêng cho những người hùng Olympic. Điều này được xem là sự xúc phạm nặng nề đến danh dự của Prytaneum và Athens. Những tội phạm bị kết án tử hình được trông đợi sẽ phải van xin lòng thương xót của toà án, không phải là coi như là một vị anh hùng.


Kết tội và hậu quả

Socrates bị kết tội và tuyên bố tử hình (Xenophon kể rằng Socrates đã mong ước kết quả như vậy và tư liệu của Plato về phiên tòa trong Tự biện dường như đã xác nhận điều này). Những ngày cuối cùng của Socrates được ghi chép trong cuốn “Euthyphro, Tự biện, Crito và Phaedo của Plato”, đoạn đối thoại sau cùng mô tả ngày ông qua đời bởi uống nước từ cây độc cần, bao quanh bởi bạn bè trong buồng giam ở Athens. Và như Plato đã nói: “Và thế là bạn chúng ta đã ra đi, một người mà với tôi là thông thái và công bằng bậc nhất, một người đàn ông tuyệt vời nhất mà tôi từng biết đến.” (Phaedo, 118).


Ảnh hưởng của Socrates có thể được cảm nhận ngay khi các học trò của ông dựng nên những giải thích về cuộc đời, bài giảng và cái chết của Socrates; đồng thời hình thành nên những trường tư tưởng và viết về các trải nghiệm với người thầy của mình. Trong số những bài viết này chúng ta chỉ có các tác phẩm của Plato, Xenophon, một bức truyện tranh của Aristophanes và những tác phẩm về sau này của Aristotle kể lại cho chúng ta về cuộc đời của Socrates. Bản thân ông không hề viết gì cả, nhưng những ngôn từ và hành động của ông khi biện hộ cho Sự thật đã thay đổi thế giới và những ví dụ về ông vẫn truyền cảm hứng đến cho mọi người ngày nay.

Bài mới nhất
Next Article
TAGS
  • # Học IELTS
  • # review
  • #12 quy luật cuộc đời
  • #12 rules for life
  • #13 điều người có tinh thần thép không làm
  • #3 bước để xác định cơ hội thị trường đắt giá cho doanh nghiệp
  • #AI
  • #Bessel Van Der Kolk
  • #Best Seller
  • #Beyond Order
  • #Bullshit Jobs
  • #Bí kíp chống tụt mood
  • #Bí quyết học gì giỏi nấy
  • #Bạn muốn làm gì với đời mình
  • #Bộ sách Phụ nữ tự tin làm chủ cuộc đời
  • #Carol Tice
  • #Chatter - Trò chuyện với chính mình
  • #Chiêm tinh 101
  • #Chiêm tinh học
  • #Chiêm tinh học hàng tuần
  • #Chuyến tàu một chiều không trở lại
  • #Chạy trong chánh niệm
  • #Cung hoàng đạo
  • #Công thức Grit cho tình yêu
  • #Công ty vĩ đại nhờ tinh thần khởi nghiệp
  • #Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con
  • #Cẩm nang tự học IETLS
  • #Cứ bay rồi sẽ cao
  • #David Lester
  • #Doanh nhân Part-time
  • #Du Phong
  • #Dòng chảy ý thức
  • #Dạy học với trọn vẹn yêu thương
  • #Esther Perel
  • #Giáo dục, Tương lai và đổi mới
  • #Grant Cardone
  • #Góc chuyện trò
  • #Hình ảnh chuyên nghiệp nâng cao vị thế
  • #Hữu Phỉ
  • #IETLS
  • #Joanna Martine Woolfolk
  • #Joey Coleman
  • #Jordan B. Peterson
  • #Khởi nghiệp tinh gọn
  • #Kiên Trần
  • #Kiến tạo tương lai
  • #Kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh
  • #Little Stories
  • #Lost connections
  • #Làm việc từ xa sao cho hiệu quả
  • #Làn sóng thứ Năm
  • #Lý Tiểu Long
  • #Marketing - Đột phá trước khi bị đá
  • #Mất kết nối
  • #Mở cửa tương lai
  • #Nghiến răng nỗ lực vươn lên dẫn đầu
  • #Nghĩ khác để sống khác
  • #Nghệ thuật giảng dạy
  • #Nguyễn Dương
  • #Nguyễn Phi Vân
  • #Nguyễn Quang Lập
  • #Nguyễn Tuấn Quỳnh
  • #Nguyện ước yêu thương
  • #Người tiên phong
  • #Nhan Húc Quân
  • #Nhi Phan
  • #Nhà quản lý linh hoạt
  • #Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
  • #Những tản văn bị bỏ quên của Bọ Lập
  • #Những đế chế công nghệ số
  • #Nym - Tôi của tương lai
  • #Nội tình của ngoại tình
  • #Nội tình sau hôn nhân
  • #Omoiyari
  • #Peter Hollins
  • #Phép màu để vượt lên chính mình
  • #Priest đại nhân
  • #Saigon Books
  • #Sang chấn tâm lý
  • #Scott Galloway
  • #Spenditude - Làm chủ đồng tiền, tự do tài chính
  • #Sách Startup
  • #Sách cho gia đình
  • #Sách kỹ năng
  • #Sách làm đẹp
  • #Sách lịch sử
  • #Sách mới
  • #Sách thiếu nhi
  • #Sách tiếng Anh
  • #Sách văn học
  • #Textbook
  • #Thiết kế sự nghiệp cá nhân
  • #Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • #Thiền sư và em bé 5 tuổi
  • #Thiền thật ra không khó
  • #Thông cáo báo chí
  • #Thư viện Textbook
  • #Thầy Minh Niệm
  • #Thời kỳ hậu corona
  • #Tiềm năng lớn
  • #Toàn thư chiêm tinh học nhập môn
  • #Triết học
  • #Trong mất mát tình người vẹn nguyên
  • #Trí tuệ của sự tha thứ
  • #Trải nghiệm khách hàng xuất sắc
  • #Trải nghiệm nhân viên
  • #Trần Luân Tín
  • #Tài chính doanh nghiệp
  • #Tái tạo tổ chức
  • #Tâm lý học
  • #Tôi đi tìm tôi
  • #Tôi, tương lai & thế giới
  • #Tư duy lại chiến lược
  • #Tết sum vầy
  • #Tết trọn yêu thương
  • #Tự truyện Helen Keller - Câu chuyện đời tôi
  • #Vu Lan
  • #Vì sao Phật giáo giàu chân lý
  • #Vũ khúc mùa hè
  • #Vương triều Tudor cuối cùng
  • #Vượt khỏi giới hạn - Làm chủ cuộc đời
  • #Vượt lên trật tự
  • #Where to play
  • #chiêm tinh
  • #chiêm tinh học giải mã các mối quan hệ
  • #chánh niệm cho người bận rộn
  • #chương trình khuyến mãi
  • #combo sách hay
  • #ebook
  • #event
  • #kinh doanh chắc thắng
  • #lưu đình long
  • #lắng nghe hơi thở
  • #nghệ thuật lãnh đạo
  • #review
  • #sách NLP
  • #sách hay
  • #sách học ielts
  • #sách làm đẹp
  • #sách lịch sử
  • #sách mới
  • #sách nghệ thuật giao tiếp
  • #sách starup
  • #sách cho lãnh đạo
  • #sách hay
  • #sách hay về sức khỏe gia đình
  • #sách khởi nghiệp
  • #sách kinh doanh
  • #sách kinh tế
  • #sách sức khỏe
  • #sách tinh thần
  • #sống chậm để yêu thương
  • #sức khỏe gia đình
  • #sự kết thúc của thời đại giả kim
  • #thiền cho người năng động và hoài nghi
  • #thế giới ba không
  • #trải nghiệm khách hàng
  • #tuyển dụng
  • #tuyển tập sách hay
  • #Ông giáo làng trên tầng gác mái
  • #Điều gì quan trọng trong đời bạn
  • #Đường về chân hạnh phúc
  • #Đại học Hoa Sen
  • #Để không mất thêm một khách hàng nào nữa
  • #Đổi mới doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng
  • #Đừng chạy theo số đông
  • #đọc sách
  • #đọc thử