Jordan Peterson, Nietzsche và việc không chỉ sống để hạnh phúc

“Sự phản kháng thể hiện đối với những nhà tư tưởng quan trọng này thật đáng tiếc, và dành cho tất cả những Người đàn ông Tự mãn vội vàng chỉ trích họ, làm như vậy sẽ khiến bạn không thể tiến gần hơn được đến khao khát khó nắm bắt của chính mình, hay chính là “hạnh phúc”.


Giới thiệu

“Con người phải đấu tranh cho từng mảnh sự thật, và phải trả giá cho nó gần như tất cả mọi thứ mà con tim, tình yêu, niềm tin của chúng ta bám víu vào. Vấn đề này cần tới sự vĩ đại của linh hồn: phụng sự cho sự thật là nhiệm vụ khó khăn nhất.” –  Friedrich Nietzsche (The Antichrist)


Đầu tiên, tôi xin nêu rõ ràng, tôi không tranh luận nhằm loại bỏ hoan lạc hay chỉ trích quá mức những người lựa chọn chủ nghĩa khoái lạc; tôi chỉ không khuyến nghị việc này. Cũng như là hạnh phúc thì chẳng có gì sai trái, nếu chúng xuất hiện trên đường đời của bạn thì chắc chắn không nên phớt lờ đi. Nhưng tôi cũng muốn nói rõ ràng, việc coi hạnh phúc là mục đích duy nhất sẽ khiến bất cứ thứ gì (hoặc bất kỳ ai) cản đường mục tiêu đó trở thành kẻ thù, đặc biệt là những người hoài nghi về nó như một số trí thức của công chúng đang ngày một phổ biến ngày nay. Ví dụ như Jordan B. Peterson gọi đó là quá trình tự rút gọn cuộc đời còn Slavoj Žižek thì mô tả hạnh phúc phù hợp với tầng lớp nô lệ. Bạn có thể căm ghét họ (hoặc tôi) bao nhiêu tùy ý vì đã phá hủy mục đích căn bản cuộc đời của bạn, nhưng hãy cho tôi lý giải chi tiết hơn về việc tại sao tôi tin rằng hạnh phúc không phải là thứ bạn nên hướng tới.


Sự hiểu biết để tuân theo

Ban đầu, tôi cho rằng sự khác biệt về trí tuệ là một yếu tố góp phần vào xu hướng tuân theo những ý niệm giản đơn và các triết lý. Rất nhiều các nhà tâm lý học đồng ý với điều này, và thậm chí còn có cả những bằng chứng ủng hộ. Nhưng càng ngày tôi càng không còn tin tưởng vào lý giải này nữa. Dù cho có sự hiện diện của những cá nhân sáng giá, tuân thủ dưới tác động của ảnh hưởng thông tin — một quá trình mà trong đó mọi người chấp nhận thông tin từ các thành viên khác trong nhóm để vẽ nên bức tranh thực tế — vẫn tồn tại. Khi phần lớn mọi người trong nhóm đều đi theo một hệ tư tưởng, lý thuyết hoặc ý tưởng, thì rất khó để những người khác không làm theo điều này.


Tôi không muốn nói rằng việc tuân theo là một điều xấu, bởi không nhất thiết là như vậy. Chúng ta thường không biết hết về mỗi chủ đề hoặc tình huống có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, chúng ta thường tìm kiếm câu trả lời khả dĩ từ người khác vì sự thiếu hiểu biết của mình. Ngoài ra, mong muốn ổn định các mối quan hệ xã hội trong một nhóm nhất định cũng là một nguyên nhân khiến chúng ta làm theo. Cass Sunstein đã mô tả điều này trong cuốn Conformity: The Power of Social Influences rằng: Một người không theo khuôn phép hoặc bất đồng chính kiến sẽ gây ra rất nhiều căng thẳng trong một nhóm khi người đó không tuân thủ các tiêu chuẩn của nhóm. Điều này làm cho vai trò của người bất đồng chính kiến không được ưa thích cho lắm, nhưng đồng thời, Sunstein tin rằng vai trò đó đôi khi rất cần thiết. Ví dụ, khi những nhóm nhất định kiểm duyệt thông tin quan trọng - và không ai trong nhóm thể hiện trách nhiệm bằng cách chống lại việc này - thì vai trò quan trọng đó thuộc về người bất đồng chính kiến.


Do đó, những người tuân theo các xu hướng thịnh hành có thể ngăn cản con đường tiến bộ của chính nó, chẳng hạn như khi họ tuyên bố rằng không được thảo luận về một số chủ đề hoặc các vấn đề xã hội/chính trị nhất định. Sunstein lưu ý, tác động bất lợi đối với các nhóm và xã hội khi một số thông tin nhất định bị che giấu: “Vấn đề thực sự là khi sự kiện dồn dập xảy ra, mọi người sẽ không tiết lộ thông tin mà từ đó những người khác sẽ được hưởng lợi. Kết quả là cả cá nhân lẫn các nhóm tư nhân và công cộng đều có thể mắc sai lầm, đôi khi rất thảm khốc”.


Ngoài ra, việc lo sợ bị chế nhạo với những ý tưởng mới làm gia tăng sự yếu kém cá nhân. Ở một mức độ nào đó, điểm yếu này được biện minh bởi nhu cầu tiện nghi của mỗi người. Không may, anh ta lại không coi những thoải mái, tiện nghi này là điểm yếu. Thay vào đó lại coi chúng là sự đền bù cho những bất hạnh đôi khi vấp phải trong đời. Sự bù đắp này được cho là sẽ giúp anh ta tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu căn bản cuối cùng của bất kỳ cá nhân nào: đạt được trạng thái vui thú và hạnh phúc liên tục.

Sách The Antichrist của  Friedrich Nietzsche

Sách The Antichrist của Friedrich Nietzsche

Người Đàn Ông Tự Mãn

Trong cuốn Thus Spoke Zarathustra của Friedrich Nietzsche, ông giới thiệu chúng ta với Người Đàn Ông Cuối Cùng, nhân vật mang những đặc điểm của đàn ông hiện đại như kém tham vọng, tìm kiếm sự bình đẳng, phản đề của Người Đàn Ông Cấp Cao. Tham vọng của Người Đàn Ông Cấp Cao vượt quá những kỳ vọng cuộc đời của chính anh ta. Người Đàn Ông Cấp Cao được thúc đẩy để tạo ra thứ gì đó vượt quá bản thân mình.


Đáng buồn là, phẩm chất đấu tranh hướng tới mục tiêu lớn lao hơn những mục đích cá nhân đơn thuần đã bị thay thế bởi thứ đối lập: những tham vọng hạn hẹp và chủ nghĩa cá nhân. Nietzsche lưu ý trong Human All Too Human về việc con người hiện đại thiếu đi những phẩm chất của Người Đàn Ông Cấp Cao như sau: “Cá nhân hiện đại nhìn cuộc đời ngắn ngủi của mình quá thẳng thừng và cảm thấy không có động lực nào đủ mạnh mẽ để xây dựng những thể chế lâu dài. Anh ta muốn hái quả từ chính cái cây mình trồng, và do đó không còn muốn trồng những loại cây đòi hỏi phải chăm bẵm thường xuyên qua hàng thế kỷ, những tán cây được định sẵn để tỏa bóng cho sự kế thừa lâu dài của nhiều thế hệ.”


Những cấp độ tham vọng cao hơn này khiến cho Người Đàn Ông Cuối Cùng phẫn uất với Người Đàn Ông Cấp Cao bởi anh ta sẽ vẫn tiếp tục phải đối diện với những mục tiêu tệ hại của mình. Trong thế giới ngày nay, chúng ta thấy sự biểu lộ khác của Người Đàn Ông Cuối Cùng. Tôi xin đề cập đến khái niệm Người Đàn Ông Tự Mãn, những người kém tham vọng, coi vui thú và sung túc là giá trị cao nhất, xem thường những thách thức và các ý tưởng khó nhằn. Tuy nhiên, sự ngạo mạn này trao cho anh ta sức mạnh dễ tự mãn hơn so với Người Đàn Ông Cuối Cùng.


Sự phân biệt giữa những kiểu người khác nhau này có thể nhìn thấy trong cách họ tham gia vào sự tiến bộ trí tuệ và chấp nhận đau khổ như một tiên đề không thể thay đổi. Người Đàn Ông Cấp Cao sẽ can đảm tiếp cận cả hai thứ đầy hiểu biết và từng trải. Điều này là đặc điểm độc nhất của Người Đàn Ông Cấp Cao. Người Đàn Ông Cuối Cùng và Người Đàn Ông Tự Mãn đều phủ nhận sự bất hạnh, theo đó cả hai đều cố gắng coi thường đau khổ như là cách để duy trì cuộc sống thoải mái của họ. Khi đề cập tới việc đạt được tri thức, chúng ta thấy sự khác biệt rõ ràng giữa Người Đàn Ông Cuối Cùng và Người Đàn Ông Tự Mãn; Người Đàn Ông Cuối Cùng sẽ nói ra bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu anh ta, mà không lo ngại đến việc xúc phạm người khác, trong khi Người Đàn Ông Tự Mãn sẽ loại bỏ những gì có thể bị coi là xúc phạm hoặc thách thức. Người Đàn Ông Tự Mãn là kẻ gây nguy hiểm lớn cho sự tiến bộ trí tuệ.


Nghịch lý của Chủ nghĩa khoái lạc

Một trong những mục đích quan trọng nhất trong xã hội phương Tây là đạt được niềm vui liên tục và hơn hết là hạnh phúc. Trong vài năm gần đây, đã có nhiều bài viết về mục tiêu này và lý giải tại sao đó lại là điều sai lầm. Rất tiếc, vẫn có quá nhiều người không hiểu được thông điệp đó.


Lý do có thể được tìm ra trong định nghĩa về hạnh phúc. Con người ai chẳng mong muốn hạnh phúc. Chúng ta dễ dàng nghĩ rằng hạnh phúc có nghĩa là ở trong một trạng thái mà đau khổ là không tồn tại. Thật không may, điều này còn lâu mới có thể thực hiện được, như Sigmund Freud đã nói trong Civilization and Its Discontents: “Nó [coi hạnh phúc là mục tiêu căn bản] hoàn toàn không thể thực hiện được; tất cả các thể chế của vũ trụ đều chống lại nó; ý định mà con người nên được ‘hạnh phúc’ không nằm trong kế hoạch ‘sáng tạo’.” Đây là điểm xung đột của mong muốn được hạnh phúc và sự hiện thực hóa nó.   


Nếu những người này khẳng định mục tiêu cơ bản của họ là niềm vui và hạnh phúc, thì giả sử rằng bạn sẽ gặp một người lúc nào cũng thực sự hạnh phúc, nhưng điều này lại không có thực. Trong Nicomachean Ethics, Aristotle nhận thấy sự không tồn tại tương tự của trạng thái vui vẻ liên tục: “Vậy thì tại sao chúng ta không có khả năng đạt được lạc thú liên tục? Có lẽ lý do là chúng ta trở nên kiệt sức; vì không có tính năng con người nào có thể thực hiện liên tục. Như vậy, sự vui vẻ cũng không thể liên tục; vì nó là một phần đi kèm của việc thực hiện tính năng. Thỉnh thoảng có thể trải nghiệm niềm vui/hạnh phúc và việc không ngừng khao khát nó là hai điều khác nhau.


Như Aristotle đã mô tả, lạc thú là phụ phẩm của một hoạt động - niềm vui thích được kích hoạt khi thực hiện một hoạt động là một cách hoàn chỉnh hoạt động đó. Điều này khiến cho niềm vui không phải là mục đích duy nhất. Vì lý do này, lạc thú không nên được xem là mục đích đáng khao khát cuối cùng về lâu về dài (hoặc kể cả trong ngắn hạn). Đây chính là Nghịch lý của Chủ nghĩa khoái lạc - mục đích nội tại cho niềm vui cá nhân sẽ dẫn đến việc không đạt được nó.


Một trường hợp khác là sự phổ biến của các cá nhân theo chủ nghĩa khoái lạc ở một mức độ nào đó có thể kích hoạt niềm tin rằng ai đó cũng có thể đạt được hạnh phúc chỉ đơn giản bằng cách nhắm vào nó. Giả định này sau cùng lại hoạt động như một công cụ để ngăn chặn tư duy ý thức về đau khổ. Bằng cách chỉ nghĩ về niềm vui, bạn không cần phải nghĩ về tất cả những điều bất hạnh chống lại việc đạt được hạnh phúc. Sự đơn giản dựa trên sự tập trung quá mức vào niềm vui và hạnh phúc mà Người Đàn Ông Tự Mãn mang theo bên mình có thể được xem là ngây ngô. Ngay cả khi mục tiêu hạnh phúc có vẻ vô hại đối với một cá nhân ngây thơ, trên thực tế thì mọi thứ lại hoàn toàn khác. Đây là nét tiêu biểu của Người Đàn Ông Tự Mãn khiến anh ta không thể thay đổi để tốt hơn và ngăn mình tiếp xúc với sự thật về thế giới.


Đối với nhiều người, bất kể thành bại thì quan niệm rằng hạnh phúc là mục tiêu cao nhất có thể đạt được là điều không thể chối cãi. Richard Taylor đã gợi ý trong cuốn Good and Evil rằng, có lẽ vì lý do này (bám lấy giá trị cao của lạc thú và hạnh phúc) mà Chủ nghĩa khoái lạc là một trong những triết lý phổ biến nhất được mọi người đón nhận.


Mọi người mong đợi niềm vui và hạnh phúc như phần thưởng cho việc vượt qua đau khổ. Nó có thể được xem là một cách để giúp bản thân bình tĩnh lại trước khi tiếp cận một tình huống xấu có thể xảy ra. Một người có thể đưa ra những dự đoán hơi lạc quan về thời điểm thoát khỏi đau khổ như sau: Khi điều này [điền vào tình huống đau khổ trong tương lai của bạn] kết thúc, cuộc sống sẽ tốt hơn nhiều và cuối cùng tôi sẽ hạnh phúc. Nhưng chúng ta đều biết trạng thái kết thúc này hiếm khi được thực hiện.

Chủ nghĩa khoái lạc

Tranh minh họa Chủ nghĩa khoái lạc
(Triumph Of Bacchus của Ciro Ferri)

Phớt lờ Rồng và Chuột

Nhiều người coi thường việc suy nghĩ về các câu hỏi triết học, hiện sinh hoặc siêu hình và thay vào đó chọn ở cùng với những người không tham gia vào các lĩnh vực tư tưởng quan trọng nhưng có khả năng gây khó chịu.


Nhưng chính sự khước từ khổ đau (hoặc từ chối sự tồn tại của nó) đã khiến người ta lạc lối. Ai đó có thể nghĩ rằng điều này giống với “giấc mơ của Seth”, câu chuyện thần thoại về Osiris khi ông - vị vua của Ai Cập - bị chính em trai mình, Seth, giết hại và bị đày xuống địa ngục. Tất cả đều là hậu quả của sự khờ khạo của Osiris đối với tính cách độc ác của em trai mình. Trong cuốn sách Maps of Meaning, Giáo sư Jordan B. Peterson không chỉ mô tả chi tiết hơn về thần thoại này mà còn khẳng định sự nguy hiểm của việc có lập trường ngây thơ đối với sự ác độc. Điều này được ông coi là thông điệp quan trọng nhất của thần thoại về Osiris.


Khi Leo Tolstoy đang đấu tranh để tìm kiếm ý nghĩa cho bản thân và khoa học không cho ra câu trả lời mà ông mong muốn, ông bắt đầu nhìn vào đạo đức của những người xung quanh mình, những người không bị chìm trong Chủ nghĩa hư vô. Ông cho rằng có bốn cách khác nhau để thoát ra khỏi trạng thái hư vô. Trước khi đến với công thức chống Chủ nghĩa hư vô được mô tả trong A Confession, ông đã kể một câu chuyện ngụ ngôn xưa:


  • Có một câu chuyện ngụ ngôn phương Đông, được kể từ rất lâu rồi, về một du khách bị một con thú giận dữ đuổi kịp trên đồng bằng. Nấp vào một cái giếng cạn nhằm trốn khỏi con thú, nhưng ở dưới đáy giếng lại có một con rồng đang há mồm chờ nuốt chửng anh ta. Anh du khách bất hạnh, không dám trèo ra ngoài kẻo bị thú dữ tiêu diệt, không dám nhảy xuống đáy giếng kẻo bị rồng ăn thịt, đành bám chặt lấy cành cây mọc ở khe giếng. Tay của anh ngày càng yếu đi và cảm thấy mình sắp phải gánh chịu sự hủy diệt đang chờ đợi ở trên hoặc dưới, nhưng anh vẫn gắng bám trụ. Sau đó, anh ta nhìn thấy hai con chuột, một con đen và một con trắng, thường xuyên đi vòng quanh thân cành cây mà anh đang bám vào và gặm nhấm nó. Sớm thôi cành cây sẽ gãy và anh sẽ rơi vào miệng con rồng. Người lữ hành nhìn thấy điều này và biết rằng anh ta chắc chắn sẽ bị tiêu diệt; nhưng trong khi vẫn treo mình, anh nhìn xung quanh, thấy một vài giọt mật trên lá, anh đưa lưỡi ra liếm chúng. Vậy là, tôi đang bám vào cành cây của sự sống, biết rằng con rồng của cái chết chắc chắn đang chờ đợi, sẵn sàng xé tôi ra từng mảnh; và không thể hiểu nổi tại sao mình lại rơi vào tình trạng dày vò như vậy. Tôi cố gắng liếm những giọt mật mà trước đây có thể an ủi mình, nhưng giờ đã không còn mang lại cho tôi lạc thú nữa, và những con chuột trắng và đen ngày đêm gặm nhấm cành cây mà tôi đang bám trụ. Tôi nhìn thấy rõ con rồng và mật không còn vị ngọt nữa. Tôi chỉ nhìn thấy con rồng mình không thoát được và những con chuột, tôi không thể rời mắt khỏi chúng. Đây không phải là một câu chuyện ngụ ngôn, mà là sự thật không thể giải đáp được cho tất cả mọi người.


Theo quan điểm của mình, Tolstoy mô tả bốn loại người khác nhau phản ứng theo cách riêng của họ trước sự vô nghĩa của cuộc sống. Đạo đức của nhóm thứ hai là quan trọng nhất cho mục đích của chúng ta. Ông coi họ là những kẻ chậm hiểu và ngu dốt. Thái độ ngây thơ của họ đối với rồng hoặc chuột khiến họ chỉ nhìn về phía mật ong, mặc dù họ vẫn nhận thức được cả hai thế lực đang chống lại việc đạt được trạng thái vui vẻ. Cũng giống như những người này, Người Đàn Ông Tự Mãn chỉ muốn những điều dễ chịu mà không trải qua những đau khổ trong cuộc sống.


Người hoài nghi (The Skeptical)

Cần phải có một người nhìn thấu tính cách ngây thơ của Người Đàn Ông Tự Mãn, người mà sẽ không coi những định nghĩa dễ dàng là duy nhất. Phải có ai đó làm sáng tỏ đạo đức của Người Đàn Ông Tự Mãn và cho anh ta thấy tại sao sự ngây thơ lại độc hại. Cá nhân này chúng tôi gọi là Người hoài nghi. Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu hai phiên bản của Người hoài nghi: Hoài nghi trống rỗng và Hoài nghi chân chính.


Hãy bắt đầu với Người Hoài nghi trống rỗng; anh ta sẽ chỉ trích quan điểm và đạo đức của bạn chỉ vì lợi ích của việc chỉ trích. Anh ta là một kẻ hoài nghi, chỉ để hoài nghi. Anh ta không mang theo giá trị gì, chỉ có sự khước từ đạo đức vô dụng của mình. Người Hoài nghi trống rỗng không khác Người Đàn Ông Tự Mãn nhiều vì anh ta lựa chọn con đường dễ dàng nhất dành sẵn có cho mình. Ở một khía cạnh nào đó, Người Hoài nghi trống rỗng thậm chí còn tệ hơn Người Đàn Ông Tự Mãn; vì anh ta thậm chí sẽ không tuân thủ những ý tưởng cần phải làm theo.


Khi Người Hoài nghi trống rỗng tham gia vào một cuộc thảo luận - thay vì có động lực để học hỏi điều gì đó từ thứ mà mình không đồng tình - anh ta chỉ bị thúc đẩy bởi mong muốn giành chiến thắng trong cuộc thảo luận hoặc tranh luận ấy. Để đạt được mục tiêu này, anh ta có thể sử dụng các chiến thuật như tấn công Người Rơm. Một ví dụ tuyệt vời là cuộc phỏng vấn nổi tiếng trên Channel 4 giữa Cathy Newman và Giáo sư Jordan B. Peterson – trong đó, Newman đóng vai trò là Người Hoài nghi trống rỗng bằng cách liên tục nói lại các lý lẽ của Giáo sư Peterson theo cách làm mất đi sức mạnh và thông điệp tổng thể. Chỉ khi đó, cô mới dễ dàng chế nhạo những luận điểm thuyết phục của ông.


Tiếp tục về Người Hoài nghi chân chính: người duy nhất sẽ xuất hiện như một thách thức thực sự đối với Người Đàn Ông Tự Mãn. Cần phải nói rõ rằng, chúng ta không nên đánh giá thấp những cá nhân này vì trí tuệ của họ đang ẩn sau một bức màn của lạc thú và suy đồi. Người Hoài nghi chân chính sẽ gạt các giá trị của mình sang một bên để có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng. Vì vậy, anh ta giống hệt người bất đồng chính kiến. Anh ta luôn được cần đến để nhắc nhở những người theo chủ nghĩa tuân thủ về các sai lầm và thiếu sót trong suy nghĩ của họ.


Người hoài nghi luôn là người phá hỏng bữa tiệc, nhưng số đông sẽ dùng ngôn ngữ và khuôn mẫu suy nghĩ của họ để gạt Người hoài nghi ra ngoài nhằm cố gắng giảm vai trò của anh ta xuống mức không tồn tại. Thời điểm Người hoài nghi thể hiện bất kỳ sự bất đồng rõ rệt nào với đa số, giá trị của anh ta sẽ giảm xuống. Bản thân Chủ nghĩa hoài nghi phản đối sự bảo vệ quá mức và không gian an toàn. Chúng ta biết điều đó vì không gian an toàn không phân biệt những lời nói xúc phạm và tổn hại tâm lý thực sự. Vậy nên để cho an toàn, những người đề xướng sẽ kiểm duyệt bất kỳ thứ gì có thể được hiểu là xúc phạm. Sau đó, Sunstein kết luận trong cuốn sách của mình rằng các thể chế thúc đẩy sự tuân thủ (cùng tất cả các đặc điểm ngờ nghệch và yếu đuối đi kèm với chúng) đều được định sẵn việc sụp đổ.

Câu nói nổi tiếng của Nietzsche về sự hoài nghi

Câu nói nổi tiếng của Nietzsche về sự hoài nghi

Kết luận

Việc đạt được tiến bộ như thế nào không quan trọng, điều này xem tiến bộ là sự kiếm tìm chân lý. Một người đang sống đúng đắn không nên mưu cầu sự thoải mái. Anh ta phải mong muốn được thử thách - đó mới là nơi ẩn chứa tiềm năng của hạnh phúc. Trong những tình huống thử thách nhất, hạnh phúc có thể xuất hiện như một sản phẩm phụ của những thành tựu, nhưng một lần nữa, chúng ta không nên chỉ đi kiếm tìm hạnh phúc. Như diễn viên hài Tim Minchin kết luận trong bài phát biểu khai giảng Đại học Western Australia: “Chúng ta đã không tiến hoá để liên tục hài lòng. Loài Homo Erectus mãn nguyện đã bị ăn thịt trước khi truyền đi gen của chúng.


Chúng ta nên khao khát trở thành Người Hoài nghi chân chính, nghĩa là biết cách không tuân theo các ý thức hệ và triết lý đơn giản. Mục tiêu của chúng ta là từ bỏ cả rồng và chuột để đối mặt với những câu hỏi hiện sinh mà cuộc sống đưa ra.


Quan niệm rằng các xã hội phương Tây đã đạt được tất cả các mục tiêu của họ và có thể khiến cho niềm vui trở thành giá trị cao nhất của họ là một điều ngu xuẩn. Nhiều người bắt đầu giống Người Đàn Ông Tự Mãn đã nhận thức được đạo đức sai lầm của họ, nhưng như đã nói trước đây, việc đứng đối lập với số đông có thể là điều vô cùng khó.


Bất kể những tác động tiêu cực đến sự hòa hợp của nhóm, chúng ta cần những người cởi mở. Chúng ta cần nửa kia tham gia vào các cuộc tranh luận để có được sự thật. May thay, ngày nay điều này đã diễn ra nhờ những trí thức công như Tiến sĩ Gad Saad, Giáo sư Jordan B. Peterson, Bret Weinstein và nhiều người khác nữa. Những nhân vật này đã gạt giá trị cá nhân của họ sang một bên để đem những cuộc thảo luận ra ánh sáng và mang lại lợi ích to lớn cho công chúng. Theo nghĩa nào đó thì họ là sát thủ của Đảng Xã hội - nhưng theo cách tốt nhất có thể. Sự phản kháng thể hiện đối với những nhà tư tưởng quan trọng này thật đáng tiếc, dành cho tất cả những Người Đàn Ông Tự mãn vội vàng chỉ trích họ, làm như vậy sẽ khiến bạn không thể tiến gần hơn được đến khao khát khó nắm bắt của chính mình, hay chính là “hạnh phúc”.

— Alessandro van den Berg


Mời các bạn đón đọc:

12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI - TỰA SÁCH BÁN CHẠY NHẤT CỦA GIÁO SƯ JORDAN PETERSON

12 Quy luật cuộc đời - Jordan Peterson

12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI - THẦN DƯỢC CHO CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI


Tác giả: Jordan Peterson

Số trang: 496

Kích thước: 16 x 24 cm

Loại bìa: Bìa mềm

Giá bìa: 300,000 đ

Giá ưu đãi: 240,000 đ


MUA SÁCH



Bài mới nhất
Next Article
TAGS
  • # Học IELTS
  • # review
  • #12 quy luật cuộc đời
  • #12 rules for life
  • #13 điều người có tinh thần thép không làm
  • #3 bước để xác định cơ hội thị trường đắt giá cho doanh nghiệp
  • #AI
  • #Bessel Van Der Kolk
  • #Best Seller
  • #Beyond Order
  • #Bullshit Jobs
  • #Bí kíp chống tụt mood
  • #Bí quyết học gì giỏi nấy
  • #Bạn muốn làm gì với đời mình
  • #Bộ sách Phụ nữ tự tin làm chủ cuộc đời
  • #Carol Tice
  • #Chatter - Trò chuyện với chính mình
  • #Chiêm tinh 101
  • #Chiêm tinh học
  • #Chiêm tinh học hàng tuần
  • #Chuyến tàu một chiều không trở lại
  • #Chạy trong chánh niệm
  • #Cung hoàng đạo
  • #Công thức Grit cho tình yêu
  • #Công ty vĩ đại nhờ tinh thần khởi nghiệp
  • #Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con
  • #Cẩm nang tự học IETLS
  • #Cứ bay rồi sẽ cao
  • #David Lester
  • #Doanh nhân Part-time
  • #Du Phong
  • #Dòng chảy ý thức
  • #Dạy học với trọn vẹn yêu thương
  • #Esther Perel
  • #Giáo dục, Tương lai và đổi mới
  • #Grant Cardone
  • #Góc chuyện trò
  • #Hình ảnh chuyên nghiệp nâng cao vị thế
  • #Hữu Phỉ
  • #IETLS
  • #Joanna Martine Woolfolk
  • #Joey Coleman
  • #Jordan B. Peterson
  • #Khởi nghiệp tinh gọn
  • #Kiên Trần
  • #Kiến tạo tương lai
  • #Kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh
  • #Little Stories
  • #Lost connections
  • #Làm việc từ xa sao cho hiệu quả
  • #Làn sóng thứ Năm
  • #Lý Tiểu Long
  • #Marketing - Đột phá trước khi bị đá
  • #Mất kết nối
  • #Mở cửa tương lai
  • #Nghiến răng nỗ lực vươn lên dẫn đầu
  • #Nghĩ khác để sống khác
  • #Nghệ thuật giảng dạy
  • #Nguyễn Dương
  • #Nguyễn Phi Vân
  • #Nguyễn Quang Lập
  • #Nguyễn Tuấn Quỳnh
  • #Nguyện ước yêu thương
  • #Người tiên phong
  • #Nhan Húc Quân
  • #Nhi Phan
  • #Nhà quản lý linh hoạt
  • #Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
  • #Những tản văn bị bỏ quên của Bọ Lập
  • #Những đế chế công nghệ số
  • #Nym - Tôi của tương lai
  • #Nội tình của ngoại tình
  • #Nội tình sau hôn nhân
  • #Omoiyari
  • #Peter Hollins
  • #Phép màu để vượt lên chính mình
  • #Priest đại nhân
  • #Saigon Books
  • #Sang chấn tâm lý
  • #Scott Galloway
  • #Spenditude - Làm chủ đồng tiền, tự do tài chính
  • #Sách Startup
  • #Sách cho gia đình
  • #Sách kỹ năng
  • #Sách làm đẹp
  • #Sách lịch sử
  • #Sách mới
  • #Sách thiếu nhi
  • #Sách tiếng Anh
  • #Sách văn học
  • #Textbook
  • #Thiết kế sự nghiệp cá nhân
  • #Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • #Thiền sư và em bé 5 tuổi
  • #Thiền thật ra không khó
  • #Thông cáo báo chí
  • #Thư viện Textbook
  • #Thầy Minh Niệm
  • #Thời kỳ hậu corona
  • #Tiềm năng lớn
  • #Toàn thư chiêm tinh học nhập môn
  • #Triết học
  • #Trong mất mát tình người vẹn nguyên
  • #Trí tuệ của sự tha thứ
  • #Trải nghiệm khách hàng xuất sắc
  • #Trải nghiệm nhân viên
  • #Trần Luân Tín
  • #Tài chính doanh nghiệp
  • #Tái tạo tổ chức
  • #Tâm lý học
  • #Tôi đi tìm tôi
  • #Tôi, tương lai & thế giới
  • #Tư duy lại chiến lược
  • #Tết sum vầy
  • #Tết trọn yêu thương
  • #Tự truyện Helen Keller - Câu chuyện đời tôi
  • #Vu Lan
  • #Vì sao Phật giáo giàu chân lý
  • #Vũ khúc mùa hè
  • #Vương triều Tudor cuối cùng
  • #Vượt khỏi giới hạn - Làm chủ cuộc đời
  • #Vượt lên trật tự
  • #Where to play
  • #chiêm tinh
  • #chiêm tinh học giải mã các mối quan hệ
  • #chánh niệm cho người bận rộn
  • #chương trình khuyến mãi
  • #combo sách hay
  • #ebook
  • #event
  • #kinh doanh chắc thắng
  • #lưu đình long
  • #lắng nghe hơi thở
  • #nghệ thuật lãnh đạo
  • #review
  • #sách NLP
  • #sách hay
  • #sách học ielts
  • #sách làm đẹp
  • #sách lịch sử
  • #sách mới
  • #sách nghệ thuật giao tiếp
  • #sách starup
  • #sách cho lãnh đạo
  • #sách hay
  • #sách hay về sức khỏe gia đình
  • #sách khởi nghiệp
  • #sách kinh doanh
  • #sách kinh tế
  • #sách sức khỏe
  • #sách tinh thần
  • #sống chậm để yêu thương
  • #sức khỏe gia đình
  • #sự kết thúc của thời đại giả kim
  • #thiền cho người năng động và hoài nghi
  • #thế giới ba không
  • #trải nghiệm khách hàng
  • #tuyển dụng
  • #tuyển tập sách hay
  • #Ông giáo làng trên tầng gác mái
  • #Điều gì quan trọng trong đời bạn
  • #Đường về chân hạnh phúc
  • #Đại học Hoa Sen
  • #Để không mất thêm một khách hàng nào nữa
  • #Đổi mới doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng
  • #Đừng chạy theo số đông
  • #đọc sách
  • #đọc thử